|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Đông Nam Á và cơ hội thành thế lực mới trong lĩnh vực tiền mã hoá

17:17 | 31/03/2021
Chia sẻ
Theo Statista, Đông Nam Á có số lượng người đang và đã từng sở hữu tiền mã hoá ở mức cao.

Theo nghiên cứu của sàn giao dịch Nhật Bản bitFlyer, có nhiều lý do thuyết phục để tin rằng "cú bật tăng giá trị đồng Bitcoin chủ yếu do các nhà đầu tư Mỹ thúc đẩy". Hiện tại, Mỹ vẫn là quốc gia chiếm phần lớn các hoạt động và sự quan tâm dành cho Bitcoin.

Cũng theo bitFlyer, 30% người Mỹ được hỏi coi Bitcoin và các đồng tiền mã hoá khác là một khoản đầu tư hấp dẫn trong năm 2021. Trong lúc cổ phiếu vẫn là kênh đầu tư người Mỹ quan tâm nhất, Bitcoin và tiền mã hoá đã kịp leo lên vị trí số 4 trong danh sách những lựa chọn đầu tư được yêu thích, theo e27. Bitcoin và tiền mã hoá đạt đến sự phổ biến gấp đôi vàng.

Bên cạnh đó, khoảng 1/5 số người Mỹ tham gia khảo sát nói rằng họ đang dùng hoặc đã dùng tiền mã hoá trong qúa khứ. Bên cạnh đó, hơn 3/4 người Mỹ nói rằng họ biết về tiền số và có quan điểm tích cực về đồng tiền này trong vai trò một công cụ đầu tư.

Sự quan tâm về tiền số ở Đông Nam Á

Đông Nam Á có cơ hội thành thế lực mới trong lĩnh vực tiền mã hoá - Ảnh 1.

(Nguồn: Statista, Việt hoá: Thái Sơn).

Bitcoin và tiền mã hoá khác từng không nhận được sự đón nhận nồng nhiệt ở Đông Nam Á. Năm 2017, Singapore phát đi một cảnh báo và bày tỏ quan ngại về sự tăng giá của Bitcoin. Cùng năm, Việt Nam ban bố lệnh cấm sử dụng Bitcoin và các đồng tiền mã hoá khác trong vai trò một phương tiện thanh toán. Cũng trong năm 2017, Indonesia đưa ra quan điểm tương tự.

Dù vậy, quan điểm đang dần thay đổi. Nhiều quốc gia trong khối ASEAN đã ban hành chính sách và quy định để  hợp pháp hoá việc sử dụng tiền điện tử. Mặc dù phần lớn các quốc gia vẫn không coi tiền mã hoá là một đồng tiền hợp pháp, các quy định đang dần được đưa ra để hợp pháp hoá tiền điện tử trong các dạng giao dịch tài chính khác.

Đáng chú ý, trong một khảo sát do Statista thực hiện, 2 quốc gia Đông Nam Á xếp số 2 và số 3 trong danh sách những quốc gia có mức độ đón nhận tiền mã hóa cao nhất. Cụ thể, Việt Nam và Phlippines có 21% và 20% lần lượt người tham gia khảo sát nói rằng họ đã dùng hoặc có tài sản số trong một năm trước đó. Khảo sát của Statista có sự tham gia của từ 1.000 đến 4.000 người tại mỗi quốc gia.

Trong khi đó, theo khảo sát của bitFlyer, chỉ khoảng 20% người tham gia khảo sát ở Mỹ đã từng dùng hoặc đang dùng tiềm mã hóa.

Các quốc gia khác ở Đông Nam Á cũng xếp khá cao trong danh sách với Thái Lan đứng ở vị trí số 5 (17,6%), Indonesia đứng ở vị trố số 10 (13%), Malaysia đứng ở vị trí số 12 (12,3%) và Singapore đứng ở vị trí số 23 (9,6%).

Với tỷ lệ đã từng có trải nghiệm trong việc sở hữu hoặc dùng tiền số cao, e27 đánh giá rằng có cơ sở để cho rằng Đông Nam Á sẽ sớm có những tác động lớn trên thị trường tương tự những gì Mỹ đang thực hiện.

Tiền năng ảnh hưởng của Đông Nam Á

Với dân số 655 triệu người, ảnh hưởng của ASEAN lên tiền số là không thể xem nhẹ. Khối ASEAN cũng có nền kinh tế kỹ thuật số với dung lượng 100 tỷ USD trong năm 2020 và được kỳ vọng chạm mốc 300 tỷ USD trong năm 2025. Một báo cáo từ Google ước tính số lượng người dùng Internet ở Đông Nam Á đang ở khoảng 400 triệu người.

Câu hỏi đặt ra là bao nhiêu trong số 400 triệu người sẽ sử dụng tiền kỹ thuật số. Nghiên cứu của bitFlyer cho thấy lý do nhiều người quan tâm đến tiền số có thể giống nhau.

Chúng có thể bao gồm việc tiền mã hoá liên tục gia tăng giá trị, các thông tin tích cực về tiền mã hoá, tính chất phi tập trung và đặc biệt nhất là việc nhiều tổ chức lớn đang ủng hộ đồng tiền này.

"Khi nhìn vào việc Bitcoin tăng giá quan sát trong vài tuần hoặc vài tháng trở lại đây, có 2 lý do thúc đẩy. Một trong số đó là việc các nhà đầu tư tổ chức liên tục ủng hộ nó", ông Henri Arslanian, người đứng đầu mảng mã hoá quốc tế của PwC, nói.

e27 nhận định rằng nếu các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các cá nhân của Đông Nam Á cũng thể hiện sự ủng hộ rõ rệt đối với tiền số, họ có thể bù lại cho sự quan tâm có thể đang giảm dần ở Mỹ. Bằng cách này, Đông Nam Á có thể có những ảnh hưởng đến giá trị của Bitcoin và nhiều đồng tiền số khác.

"Ăn vào" sự thống trị của Mỹ

Trong một bài viết trên CoinTelegraph, ông Marc Powers, cựu chuyên gia pháp lý của Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ, bày tỏ quan ngại về việc nhiều quốc gia có thể dành lấy thế thống trị của Mỹ khi nói về tiền số.

"Nếu không thích ứng kịp, Mỹ phải đối mặt với nguy cơ thực sự rằng công nghệ mới này sẽ "thuộc về" các quốc gia khác", ông Powers nói.

Đến thời điểm năm 2017, Singapore đã trở thành một trong những quốc gia gọi vốn bằng tiền mã hóa nhiều nhất nhờ những tinh chỉnh về luật pháp. Theo e27, Indonesia cũng đang trong quá trình tạo dựng cơ sở pháp lý để thúc đẩy sáng tạo liên quan đến blockchain và tiền mã hoá.

Trong khi đó, vào năm 2018, Thái Lan ban hành luật tiền điện tử để tận dụng các giải pháp liên quan đến blockchain trong giao dịch chuyển tiền quốc tế. Trong khi đó, Philippines pháp hành trái phiếu dựa trên blockchain.

Thống trị mảng tiền số có thể là mục tiêu không dễ dành cho Đông Nam Á song đây không phải là điều không thể. Sự cởi mở và năng động của thị trường Đông Nam Á khiến khu vực này có sự linh hoạt cao trong các phát triển về kinh tế và công nghệ.

Thái Sơn

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.