|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Đông Á-Thái Bình Dương chiếm gần 50% số người nghèo mới do COVID-19

06:41 | 11/04/2020
Chia sẻ
Thái Bình Dương có thể sẽ chiếm tới 40% tổng số người nghèo mới trong tình huống thu nhập bình quân đầu người giảm 5% và ngưỡng thu nhập nghèo là 5,5 USD/ngày/người.

Một báo cáo nghiên cứu của Đại học Liên hợp quốc có trụ sở tại Nhật Bản cho hay nếu không có những sự hỗ trợ, giúp đỡ xã hội từ chính phủ các nước thì đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể sẽ phá hủy toàn bộ những tiến triển đạt được trong chống đói nghèo hơn của 30 năm qua, và khoảng 40% những người nghèo mới sẽ đến từ khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Theo nghiên cứu này, khu vực này Đông Á-Thái Bình Dương có thể sẽ chiếm tới 40% tổng số người nghèo mới trong tình huống thu nhập bình quân đầu người giảm 5% và ngưỡng thu nhập nghèo là 5,5 USD/ngày/người. 

Điều này có nghĩa là sẽ có thêm khoảng 97,6 triệu người quay trở lại tình trạng nghèo đói trong năm 2020 so với năm 2018 với mức giảm thu nhập nói trên.

Báo cáo nghiên cứu đã đưa ra các kịch bản giảm 5%, 10% và 20% thu nhập bình quân đầu người. Qua đó cho thấy khi có sự sụt giảm thu nhập kinh tế càng sâu, số người nghèo trên khắp các châu lục sẽ ngày càng gia tăng. 

Ví dụ, nếu thu nhập giảm 10% sẽ có thêm khoảng 97,6 triệu người nghèo mới trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, trong khi nếu mức giảm là 20% thì số người lâm vào cảnh nghèo đói sẽ tăng lên gần 219 triệu người.

Điều tương tự cũng xảy ra khi ngưỡng xếp loại nghèo đói được nâng lên từ mức thu nhập 1,9 USD/ngày lên 5,5 USD/ngày đã khiến một số lượng lớn người có nguy cơ quay trở lại tình trạng nghèo đói do thu nhập bị giảm sút.

Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng chỉ riêng việc thu nhập bình quân đầu người giảm 10% thì tỷ lệ người nghèo khổ có nguy cơ gia tăng lần đầu tiên ở khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, Mỹ Latinh và Caribe và khu vực Nam Á kể từ năm 1990.

Ngoài ra, mức giảm thu nhập tương tự cũng sẽ “thổi bay” những tiến triển đạt được tại vùng cận Sahara châu Phi trong việc xóa bỏ tình trạng đói nghèo cùng cực trong những năm gần đây.

Trên phạm vi toàn cầu, nghiên cứu này cũng cho biết sự lây lan của dịch COVID-19 và sự gián đoạn trong hoạt động tiêu dùng do đại dịch này là một “thách thức thực sự” cho các nền kinh tế trong tiến trình đạt được mục tiêu xóa đói nghèo vào năm 2030 như trong chương trình Mục tiêu Phát triển Bền vững Liên hợp quốc đưa ra.

Tuy nhiên, nghiên cứu này đã khẳng định rõ ràng rằng không tính đến những tác dụng hiệu quả của các biện pháp can thiệp của chính phủ các nước để giảm thiểu tác động của dịch bệnh đối với người nghèo. 

Và vì vậy có thể hy vọng những dự đoán trên là những tình huống xấu nhất có thể diễn ra.


Thế Vũ