Đối tượng hưởng lợi lớn nhất trong cơn sốt giá vàng
Nhà văn Mark Twain từng nói rằng, trong cơn sốt giá vàng ở California hồi thế kỉ 19, cách kiếm tiền chắc chắn nhất là chiến lược "cuốc chim và xẻng", tức là đầu tư vào các công cụ khai thác vàng thay vì mua vàng.
Nếu giới phân tích phải chỉ ra chiến lược hiệu quả tương ứng trong cơn sốt giá vàng năm 2020, họ sẽ nhắc tới hoạt động của các quĩ hoán đổi danh mục (ETF) vàng, theo The Balance.
Quĩ ETF vàng và bạc đã thu hút hơn 50 tỉ USD trong năm nay. Giờ đây, các quĩ ETF vàng giữ lượng vàng lớn hơn mọi ngân hàng trung ương trên thế giới, trừ Cục Dự trữ liên bang Mỹ.
Thực tế ấy tạo ra cơ hội vàng đối với các quĩ ETF và tất cả tổ chức, cá nhân phục vụ những người có nhu cầu đầu tư vàng - bao gồm các doanh nghiệp tài chính cung cấp vốn cho nhà đầu tư (thông qua ngân hàng và các công ty an ninh đang cất giữ lượng vàng và bạc trị giá hàng tỉ USD bên dưới các đường phố ở London).
Căn cứ vào mức giá hiện tại và tổn tài sản mà mà 10 quĩ ETF lớn nhất giữ, tổng mức phí mà họ hưởng đạt khoảng 610 triệu USD, theo tính toán của Bloonberg. Trong khi đó, tổng phí mà 5 quĩ ETF hưởng đạt khoảng 110 triệu USD.
Giới đầu tư đã mua lượng bạc lớn hơn thông qua các quĩ ETF trong 8 tháng đầu năm. Tổng lượng bạc mà họ mua lớn hơn sản lượng của 10 doanh nghiệp khai thác vàng lớn nhất trong năm ngoái.
"Hiện nay, hoạt động của các quĩ ETF vàng, bạc là mô hình kinh doanh béo bở nhất. Tôi tin chắc rằng nhu cầu của các quĩ ETF đang thúc đẩy đà tăng của giá vàng", George Milling-Stanley, trưởng nhóm chiến lược của công ty tiếp thị State Street Global Advisors, phát biểu.
Để giúp nền kinh tế chống đỡ hậu quả xấu từ dịch COVID-19, các chính phủ triển khai hàng loạt gói kích thích lớn nhất trong lịch sử, thúc đẩy lãi suất thực rơi tự do và mối lo lạm phát. Giới đầu tư chuyển sang rót tiền vào kim loại quí, khiến tỉ lệ nắm vàng của các quỹ đầu tư ETF vàng tăng phi mã.
Quĩ ETF thường tính mức phí theo tỉ lệ phần trăm giá trị tài sản của khách hàng. Trong bối cảnh các nhà đầu tư đua nhau tăng mức nắm giữ vàng khi giá vọt qua mức kỉ lục 2.075 USD/ounce trong tháng 8, doanh thu của các quĩ tăng gấp hai lần.
Chẳng hạn, SPDR Gold Shares - quĩ ETF vàng lớn nhất thế giới - đang hưởng mức doanh thu khoảng 300 triệu USD mỗi năm với mức nắm giữ vàng và giá hiện nay. Đó là tin tốt với các công ty tiếp thị cho SPDR Gold Shares, cũng như các nhà đầu tư vào quĩ này.