|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thái Lan, Việt Nam và Philippines đứng trước nguy cơ tụt hậu về công nghệ 5G

16:53 | 08/10/2019
Chia sẻ
Việc triển khai công nghệ 5G tại các quốc gia như Thái Lan, Việt Nam và Philippines đang gặp những khó khăn nhất định và đang có nguy cơ tụt lại so với các nước khác tại ASEAN.

Theo Nikkei, 3 nước Đông Nam Á là Thái Lan, Việt Nam, Philippines sẽ tụt lại so với các quốc gia khác tại châu Á trong việc triển khai công nghệ 5G. Trong khi đó, Singapore đã sẵn sàng dẫn đầu cuộc đua triển khai thế hệ tiếp theo của mạng di động.

Tháng 9/2019, công ty tư vấn quản lí A.T.Kearney đã công bố một báo cáo cho hay tỉ lệ sử dụng công nghệ 5G tại hầu hết các quốc gia Đông Nam Á sẽ đạt mộc 40% vào năm 2025. Singapore được cho là vượt trội so với phần còn lại khi đạt mức 60%.

Báo cáo cho biết thêm, các quốc gia như Thái Lan, Việt Nam và Philippines sẽ rơi vào thế khó khi các doanh nghiệp không sẵn sàng sử dụng dịch vụ 5G. Theo kịch bản đó, người sử dụng sẽ không có nhu cầu bỏ thêm tiền để chuyển đổi khi không thấy rõ sự khác biệt đủ lớn so với mạng 4G và 3G. Các nhà cung cấp sẽ tập trung khai thác mạng hiện có và hạn chế mở rộng cơ sở hạ tầng 5G.

Chính vì không thể mở rộng cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, 5G trong trường hợp này sẽ sẽ chỉ là một bậc cao hơn của công nghệ chứ không phải là một bước đột phá.

SIngapore đã có kế hoạch để nâng cấp mạng 5G từ giờ tới năm 2020. Trong khi đó Malaysia cũng dự kiến sẽ phân bổ nguồn lực cho các nhà cung cấp 5G vào năm tới. 

https___s3-ap-northeast-1

Singapore xếp thứ 2 sau Mỹ về năng lực cạnh tranh triển khai kĩ thuật số. Ảnh: Nikkei

Các  nhà mạng di động tại Việt Nam và Campuchia hiện tại đang làm việc với đơn vị cung cấp thiết bị để triển khai cơ sở vật chất cần thiết. Tốc độ internet, theo dự đoán sẽ tăng gấp 50 lần so với hệ thống 4G hiện tại.

Người viết báo cáo cho A.T.Kearney, Nikkolai Dobberstein cho biết các cơ quan quản lí sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc phát triển mạng di động thế hệ thứ 5. Ông cũng cho biết thêm chính quyền cần đảm bảo sự phổ biến của 5G trong thời gian đầu tiên, thúc đẩy mở rộng cơ sở hạ tầng và giúp tăng cường an ninh quốc gia.

"Tiềm năng tổng thể của 5G tại ASEAN là rất lớn. Tuy nhiên, để phát triển hết tiềm năng, khu vực cần phải giải quyết thành công vấn đề tài chính", Dobberstein nhấn mạnh trong báo cáo.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng tin rằng sự khác biệt về cơ sở vật chất ở các nước Đông Nam Á sẽ dẫn đến một kết quả hỗn tạp khi triển khai. Một báo cáo khác của Viện Quản lí Phát triển quốc tế đã nhấn mạnh khoảng cách giữa Singapore và các nước láng giềng trong việc triển khai cơ sở hạ tầng công nghệ.

Theo bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh triển khai kĩ thuật số trên toàn thế giới công bố vào tháng 9/2019, Singapore xếp thứ hai chỉ sau Mỹ. Trong khi đó các nước hàng xóm khác là Thái Lan (hạng 40), Philippines (55) và Indonesia (56). 

"Việc triển khai 5G sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tình hình quốc gia liệu đã sẵn sàng chuyển đổi công nghệ hay chưa. Việc đổi mới công nghệ đòi hỏi một quốc gia phải nhận thức, nắm bắt và đầu tư phát triển khung công nghệ phù hợp", giáo sư Howard Yu của IMD cho hay.

Đây sẽ là một thách thức rất lớn cho các quốc gia ASEAN. Khả năng phổ thông hóa 5G một cách chậm chạp sẽ là vấn đề khiến nhiều chính phủ phải đau đầu. Ngay cả khi cơ sở vật chất đã sẵn sàng thì khả năng phân phối tới người dùng cũng chưa được kiểm chứng, theo báo cáo của A.T.Kierney.

Lịch sử hoàn toàn có thể lặp lại. Nhà phân tích tài chính tại ABI, Sun Lian Jye cho hay các quốc gia có thể nhìn vào việc triển khai mạng 4G trong quá khứ để dự đoán trước tương lai của 5G.

"Với việc chưa thể tạo ra nhu cầu cho cả người dùng cá nhân và doanh nghiệp, các công ty viễn thông tại Đông Nam Á thường chờ đợi 5G triển khai ở các thị trường lớn khác, trước khi đưa chúng về thị trường bản địa", Sun Lian Jye phân tích.

https___s3-ap-northeast-1

Vói lợi thế về diện tích nhỏ và dân số thấp, Singapore đang dẫn đầu về khả năng triển khai 5G tại Đông Nam Á. Ảnh: Nikkei

Singapore là thị trường đầu tiên tại ASEAN ra mắt 4G vào năm 2011. Theo sau đó là Philippines năm 2012, Malaysia và Thái Lan năm 2013, Campuchia và Indonesia năm 2014, Myanmar năm 2016 và Việt Nam năm 2017. 

"Một công ty viễn thông có mạng 4G và lớn mạnh, điều đó có nghĩa rằng họ đã thu hồi vốn từ việc đầu tư 4G. Công ty đó đã sẵn sàng cho lần nâng cấp công nghệ tiếp theo, so với những công ty mới chân ướt chân ráo có 4G", Sun Lian Jye bổ sung.

Ai là người chiến thắng trong cuộc đua 5G có thể sẽ là một câu hỏi dễ giải đáp. HItesh Prajapati, Giám đốc khu vực Singapore của đơn vị cung cấp thiết bị Vertiv cho hay việc triển khai trên diện rộng sẽ vấp phải khó khăn khi phải mở rộng qui mô ra toàn quốc mới có thể nhanh chóng thấy rõ hiệu quả.

Cũng chính ví lí do đó, Singapore đang chiếm quá nhiều lợi thế với qui mô dân số và diện tích nhỏ. 

"Triển khai 5G ở Singapore dễ hơn nhiều so với ở Indonesia và Philippines, những nơi rất khó khăn để phủ sóng diện rộng. Do đó cần tốn nhiều thời gian hơn để 5G trở nên phổ biến ở những quốc gia này", Prajapati kết luận.

Lê Quý