|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Doanh nghiệp tư nhân trong nước ngày càng 'teo tóp' bất chấp môi trường kinh doanh cải thiện tích cực

18:13 | 20/06/2018
Chia sẻ
Trong diễn đàn "Phát triển doanh nghiệp Việt Nam 2018" các chuyên gia kinh tế cho rằng: Mặc dù môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện nhưng sự thiếu nhất trong quán trong các chính sách của chính phủ cùng với sự ưu đãi quá mức đối với doanh nghiệp FDI đã khiến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân trong nước bị suy giảm đáng kể.
doanh nghiep tu nhan trong nuoc ngay cang teo top bat chap cac so lieu tich cuc cua moi truong kinh doanh Vì sao dịch vụ tư nhân chậm phát triển?
doanh nghiep tu nhan trong nuoc ngay cang teo top bat chap cac so lieu tich cuc cua moi truong kinh doanh Doanh nghiệp tư nhân và những con số 'không tưởng'
doanh nghiep tu nhan trong nuoc ngay cang teo top bat chap cac so lieu tich cuc cua moi truong kinh doanh
Diễn đàn phát triển doanh nghiệp Việt Nam 2018 (Ảnh : Nguyễn Thương)

Sáng nay, dưới sự chỉ đạo của bộ Kế hoạch và Đầu tư, diễn đàn: “Phát triển doanh nghiệp Việt Nam 2018” đã được diễn ra tại Hà Nội. Với chủ đề: “Đánh giá môi trường đầu tư kinh doanh giai đoạn 2016 – 2018 và đối thoại chính sách phát triển doanh nghiệp’’, diễn đàn đã thu hút gần 300 đại biểu từ các Bộ, Ban Ngành, các doanh nghiệp, các hiệp hội, các tổ chức quốc tế và các nhà báo đến tham dự.

Hội thảo được tổ chức dưới sự điều phối của ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cùng với các chuyên gia như bà Trần Thị Hồng Minh, Cục trưởng Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh; ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Phan Đức Hiếu , Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương…

Trong cuộc tọa đàm lần này, các chuyên gia đều cho rằng môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam trong giai thời gian đã có những chuyển biến tích cực .Tuy nhiên, quá trình cải thiện môi trường kinh doanh sẽ vẫn còn rất nhiều thách thức và không thể chủ quan đòi hỏi sự cố gắng tối đa của cả doanh nghiệp và chính phủ.

Theo số liệu mà bà Trần Thị Hồng Minh, Cục trưởng Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh công bố trong buổi hội đàm, hiện tại, thời gian thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp trung bình là 2,36 ngày làm việc; trong đó có trên 40 tỉnh thực hiện dưới 2 ngày. Theo dữ liệu tại Báo cáo Doing Business của Ngân hàng Thế giới, nếu xét về thời gian thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, trong khu vực Đông Nam Á, nước ta chỉ đứng sau Singapore (0,5 ngày) và Thái Lan (2,5 ngày). Đây quả thật là một con số gây bất ngờ cho cả các chuyên gia và các thành viên tham gia hội thảo.

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt mức kỷ lục. Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm 2018, có 52.322 doanh nghiệp mới, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2017 và tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2016.

Tỷ lệ số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trên số doanh nghiệp gia nhập thị trường trong các năm 2016, 2017 lần lượt là 47,4% và 53,5%. So sánh với số liệu tương tự của Hồng Kong (2016) là 68,9%; New Zealand (2015) là 96,1%, Anh(2015) là 66% thì tỷ lệ trên của Việt Nam nằm trong giới hạn thông thường và thực tế là đang thấp hơn các nước trên.

doanh nghiep tu nhan trong nuoc ngay cang teo top bat chap cac so lieu tich cuc cua moi truong kinh doanh

Nguồn: Cổng Thông tin quốc gia về ĐKDN, BKHĐT

Bên cạnh đó, công nghệ thông tin được ứng dụng triệt để trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh đã giúp cho việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trở nên thuận lợi hơn. Theo thống kê, tính đến ngày 30/5/2018, tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử của cả nước đạt 58,44% (năm 2017 đạt 45,8%), riêng thành phố Hà Nội đạt 99,66% và thành phố Hồ Chí Minh đạt 62,18%.

Tuy rằng, các chuyên gia đều nhất trí cao về các thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong việc cải cách môi trường kinh doanh trong thời gian qua nhưng mặt khác, các khách mời vẫn bày tỏ sự lo lắng về một số tồn tại khá nan giải.

Thứ nhất, doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam vẫn nhỏ, yếu và còn nhiều khó khăn mặc dù chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng bức tranh về sức khoẻ của doanh nghiệp tư nhân chưa thay đổi căn bản. Cụ thể, doanh nghiệp tư nhân có xu hướng nhỏ đi về quy mô; tỷ lệ làm ăn có lãi vẫn thấp (chỉ khoảng 40%) và tỷ trọng đóng góp vào hoạt động xuất khẩu ngày càng giảm( trong năm 2017, khối doanh nghiệp tư nhân trong nước chỉ đóng góp 28% tổng giá trị xuất khẩu) và khả năng kết nối với nền kinh tế toàn cầu vẫn còn rất hạn chế.

Thứ hai, các doanh nghiệp tư nhân trong nước đang bị đối xử thiếu công bằng so với các doanh nghiệp FDI. Mặc dù là bộ phận đóng góp thuế, phí lớn nhất vào ngân sách quốc gia nhưng dường như các doanh tư nhân trong nước lại không được hưởng các ưu đãi như các doanh nghiệp FDI. Dẫn tới, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước bị giảm sút và đang bị bất lợi trên chính sân nhà của mình. Đó là một nghịch lý mà không chỉ các doanh nghiệp tư nhân trong nước bức xúc mà cả các chuyên gia cũng rất khó lý giải.

Thứ ba, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ doanh nghiệp bình quân đầu người đang thấp so với thế giới. Tuy nhiên, chỉ số khởi sự kinh doanh của Việt Nam chỉ xếp hạng 123 thế giới theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới và xếp sau rất nhiều nước khu vực ASEAN. Việc chỉ số khởi sự vẫn còn thấp cho thấy quy trình thành lập doanh nghiệp của Việt Nam vẫn còn rất rườm rà, rắc rối gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp.

Thứ tư, chủ trương và chính sách của Chính phủ thời gian qua là giảm chi phí cho doanh nghiệp để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi. Nhưng các dự án luật, đề xuất chính sách gần đây lại đậm nét tăng thu như đề xuất tăng thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và điều chỉnh trần thuế bảo vệ môi trường qua xăng dầu. Ngoài ra, một số địa phương cũng đặt ra một số khoản phí như phí hạ tầng cảng biển. Những điều trên cho thấy sự thiếu thống nhất trong phương thức thực hiện các chính sách của Việt Nam.

Kết thúc buổi tọa đàm, các chuyên gia đã cùng đưa ra đánh giá về mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020 . Trong đó, phần lớn các khách mời cho rằng, mục tiêu này là rất khó khăn và để có thể đạt được mục tiêu trên đòi hỏi sự cố gắng cao độ từ cả hai phía là doanh nghiệp và chính phủ.

Xem thêm

Quốc Thụy

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.