|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Doanh nghiệp nhỏ chật vật đến mức nào?

07:10 | 15/10/2016
Chia sẻ
32% doanh nghiệp siêu nhỏ, 17% doanh nghiệp nhỏ và 16% doanh nghiệp quy mô vừa thua lỗ trong năm 2015... Doanh nghiệp nhỏ chật vật đến mức nào?

Ít ngày nữa, tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội sẽ thảo luận về dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Để được Quốc hội “châm chước” cho trình dự án luật này, Chính phủ cũng đã rất nỗ lực, ít nhất là trong việc thuyết minh về sự khẩn thiết phải luật hoá các quy định hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp chiếm đến trên 97% tổng số doanh nghiệt Việt.

Sự khẩn thiết này cho thấy một thực tế là doanh nghiệp nhỏ và vừa đang chật vật. Nhưng chật vật đến mức nào?

Câu trả lời cho câu hỏi trên được phác thảo khá đầy đủ trong bản tham luận của TS. Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế - Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng cộng sự trong một diễn đàn kinh tế vừa diễn ra đầu tuần này.

doanh nghiep nho chat vat den muc nao

Càng nhỏ càng lỗ nhiều

Vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam của doanh nghiệp nhỏ và vừa, có lẽ không cần bàn cãi nữa. Con số được ông Tuấn nêu (tính đến cuối 2014) khối doanh nghiệp chính thức này đóng góp khoảng 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách, chiếm khoảng 31% vốn đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp nói chung, đóng góp gần 50% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia hằng năm, và quan trọng là đang tạo ra 51% tổng việc làm của Việt Nam.

Tuy nhiên, “ảm đạm” là từ được ông Tuấn dùng để chỉ kết quả sản suất kinh doanh của các doanh nghiệp không lớn.

32% doanh nghiệp siêu nhỏ, 17% doanh nghiệp nhỏ và 16% doanh nghiệp quy mô vừa thua lỗ trong năm 2015, trong khi con số này ở các doanh nghiệp quy mô lớn là 10%.

Trong khi có 52% doanh nghiệp siêu nhỏ báo lãi, thì có tới 83% doanh nghiệp quy mô lớn cho biết năm vừa qua là một năm kinh doanh có lợi nhuận, ông Tuấn so sánh.

Nhận định đáng chú ý là xu hướng này theo chuỗi thời gian không có sự cải thiện. Nhìn cả quá trình 5 năm qua cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ nói riêng và các doanh nghiệp dân doanh Việt Nam nói chung đang có xu hướng giảm sút và gặp nhiều khó khăn hơn.

Đa phần (51%) các doanh nghiệp siêu nhỏ trong hai năm tới vẫn hoạt động ở quy mô hiện tại và “chưa có ý định lớn lên”, các tác giả bản tham luận cho hay.

Nhất định phải có “quan hệ”

Chính phủ bỏ “xin - cho”, doanh nghiệp chống “quan hệ” là thông điệp được Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh tại Diễn đàn Doanh nhân Việt Nam gần đây.

Thế nhưng, bản tham luận lại chỉ ra rằng, tỷ lệ các doanh nghiệp cho biết cần mối quan hệ với cơ quan Nhà nước để tiếp cận các thông tin, tài liệu cần thiết là rất cao, bất kể quy mô doanh nghiệp.

Khoảng 75% các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết họ phải cậy nhờ đến các mối quan hệ để tiếp cận thông tin. Thậm chí với các doanh nghiệp quy mô lớn, tỷ lệ này lên tới 79%.

Với khả năng tiếp cận thông tin như vậy thì không có gì khó hiểu khi chỉ có chỉ 11% doanh nghiệp siêu nhỏ, 12% doanh nghiệp nhỏ và 16% doanh nghiệp quy mô vừa cho biết họ có thể dự đoán được những thay đổi trong các quy định pháp luật của Trung ương ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chật vật khi tiếp cận vốn. Con số minh chứng là trung bình chỉ có 40% doanh nghiệp siêu nhỏ tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Trong đó, con số này là 62% ở doanh nghiệp nhỏ, 74% doanh nghiệp quy mô vừa và lên tới 81% đối với các doanh nghiệp quy mô lớn.

Doanh nghiệp siêu nhỏ cũng đang phải chịu mức lãi suất 9%/năm, cao hơn so với các nhóm còn lại (8%), ông Tuấn cho biết.

Vốn khó, tiếp cận đất đai cũng chẳng dễ dàng. Nhưng còn một gánh nặng khác đã được các chuyên gia nhiều lần nhắc đến, là phi phí không chính thức.

Con số được nêu tại tham luận là 62% doanh nghiệp siêu nhỏ, 68% doanh nghiệp nhỏ quan sát thấy hiện tượng chi trả chi phí không chính thức là thường xuyên. Với các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn, con số này lần lượt là 70% và 69%.

Quy mô của khoản chi phí không chính thức so với doanh thu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng không hề nhỏ.

Ông Tuấn cho biết, khoảng 11% doanh nghiệp siêu nhỏ, 13% doanh nghiệp nhỏ và 10% doanh nghiệp quy mô vừa cho biết chi phí không chính thức chiếm trên 10% doanh thu của doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp lớn, con số này là 7%.

Bên cạnh đó, một tỉ lệ tương đối lớn doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ (khoảng 65%) và doanh nghiệp vừa (62%) cho biết có “tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp”. Con số này ở các doanh nghiệp quy mô lớn là 60%.

Theo Nguyên Vũ


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.