Doanh nghiệp kinh doanh có trách nhiệm để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy phần lớn DN đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) liên kết với nhà cung cấp nước ngoài, còn đa phần DN tư nhân Việt Nam chỉ có 15% bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho đối tác nước ngoài tại Việt Nam.
Nhiều DN sản xuất hướng tới tiêu chuẩn sản xuất xanh như tiết kiệm nước, xử lý nước thải đúng quy chuẩn trong quá trình sản xuất
Bên cạnh đó, có 8,4% xuất khẩu sản phẩm trực tiếp và 7,4% xuất khẩu gián tiếp thông qua bán hàng cho DN mua hàng bên thứ 3. Nguyên nhân của tỉnh trạng này là DN Việt Nam còn áp dụng kỹ thuật lạc hậu nên năng suất thấp, thiếu kinh nghiệm làm việc với DN FDI.
Đồng thời, DN Việt Nam chưa chủ động hoặc không đủ điều kiện tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nên còn quan ngại việc tham gia mạnh dạn vào thị trường thương mại tự do, cũng như khai thác được lợi ích của những Hiệp định thương mại tự do mang lại.
Thực tế cho thấy chuỗi cung ứng toàn cầu đang đặt ra hàng loạt thách thức cho DN gồm: nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, rào cản thương mại, phòng vệ thương mại…
Vì thế vấn đề khuyến khích và thúc đẩy DN trong nước sản xuất kinh doanh đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế là một phần trong chiến lược nâng cao năng lực cho DN Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo đánh giá của Phòng Thương mại Châu Âu (Eurocham) tại Việt Nam hệ thống DN châu Âu ở Việt Nam rất coi trọng việc phát triển bền vững, trong đó có các yếu tố liên quan đến công tác bảo vệ môi trường như sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng xanh, tái chế rác thải nhựa, tái sử dụng nguồn nước...
Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, thực hiện các mục tiêu vì con người. Vì vậy, ngoài yếu tố về chất lượng, giá cả thì những yếu tố này cũng được các DN châu Âu đặc biệt quan tâm đặc biệt trong bối cảnh cảnh hiện nay khi EVFTA có hiệu lực thi hành.
Kết quả khảo sát của Tổ chức Tài chính quốc tế (Thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới) công bố mới đây cho thấy có đến 60% DN trong hệ thống của IFC trả lời rằng, các DN chỉ muốn mua hàng của đối tác khi đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng, giá cả, bình đẳng giới trong lao động và các yếu tố về sản xuất xanh hướng đến nền kinh tế toàn hoàn. Đối với những dự án sản xuất bền vững, sử dụng năng lượng xanh, tái chế rác thải nhựa, IFC sẽ có những hỗ trợ ưu đãi về mặt tài chính.
Theo ông Christian Ewert - Chủ tịch Amfori (Hiệp hội Thương mại nước ngoài) đánh giá trong sự trỗi dậy của châu Á, sản phẩm xuất khẩu được tìm kiếm tại Việt Nam là dệt may, da giày, hàng tiêu dùng nhanh...
Vì vậy muốn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, trở thành nhà cung cấp cho thị trường thương mại tự do, DN phải ưu tiên yếu tố phát triển bền vững trong nguồn cung hàng hóa, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, rào cản thương mại, phòng vệ thương mại…
Riêng đối với vấn đề phát triển bền vững đang thúc đẩy DN hình thành chuỗi cung sản phẩm, dịch vụ xanh và chuyển đổi thói quen tiêu dùng.
Bên cạnh đó, các quốc gia không thể thúc đẩy phát triển bền vững một cách độc lập, mà cần liên kết và hỗ trợ lẫn nhau như về cơ chế chính sách, kêu gọi hài hòa thống nhất tiêu chuẩn trên toàn cầu.
Để hỗ trợ từng quốc gia, DN địa phương, cần sự vào cuộc của nhiều tổ chức toàn cầu trong đào tạo, chuyển giao công nghệ, tư vấn… T
ừ đó, mỗi quốc gia và DN xây dựng được năng lực cạnh tranh trên thị trường thương mại tự do, tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy ngành công nghiệp xanh, các tiêu chuẩn kinh doanh có trách nhiệm của DN.
Đánh giá của IFC cho thấy so với trước đây thì hiện tại DN Việt Nam đã nỗ lực đạt được những yêu cầu nhất định về phát triển bền vững. Đơn cử, nếu trước đây những DN da giày Việt Nam hiện nay họ đã hướng đến những tiêu chuẩn quốc tế về môi trường, sủ dụng lao động. Hay về vấn đề sử dụng năng lượng, DN Việt Nam ở nhiều lĩnh vực đã áp dụng năng lượng mặt thời, tiết kiệm nước, tái sử dụng nước thải… trong quá trình sản xuất.