|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Doanh nghiệp 'đốt đuốc' tìm nhân viên chuyên trách thương mại điện tử

18:33 | 12/03/2018
Chia sẻ
Khảo sát của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng nhân viên có kỹ năng thương mại điện tử tăng lên.

Trong sự kiện "Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam 2018", các quan chức của VECOM thông báo nhu cầu của doanh nghiệp đối với người lao động có chuyên môn về thương mại điện tử đang tăng. Chẳng hạn, năm 2017, chỉ 30% doanh nghiệp tham gia khảo sát của VECOM có cán bộ chuyên trách thương mại điện tử, thấp hơn một chút so với năm 2016.

Nhóm doanh nghiệp lớn có tỷ lệ người lao động chuyên trách về thương mại điện tử cao hơn rất nhiều so với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông, tài chính và bất động sản có tỷ lệ lao động chuyên trách về thương mại điện tử cao nhất (đều chiếm 49% trong tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát). Tỷ lệ này trong mảng giải trí đạt 47%. Chỉ 23% doanh nghiệp trong mảng xây dựng có lao động chuyên trách về thương mại điện tử.

doanh nghiep dot duoc tim nhan vien chuyen trach thuong mai dien tu
Các doanh nhân tham gia thảo luận trong hội thảo "Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam 2018" ngày 14/3 tại Hà Nội. Ảnh: Kim Cương

Khi theo dõi nhiều năm, người ta có thể thấy tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng nhân viên có kỹ năng thương mại điện tử và công nghệ thông tin có xu hướng tăng. Chẳng hạn, năm 2015, tới 24% doanh nghiệp không thể tìm được người lao động am hiểu về công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Tỷ lệ này lần lượt tăng lên 29% và 31% trong năm 2016 và 2017.

Kỹ năng về quản trị website và sàn giao dịch thương mại điện tử đang là nhu cầu lớn nhất đối với các doanh nghiệp. 46% doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nhân viên có kỹ năng này. Với các kỹ năng khác, tỷ lệ như sau:

Khai thác, sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử: 45%

Cài dặt chế độ, ứng dụng, khắc phục sự cố thông thường của máy tính: 42%.

Xây dựng kế hoạch, triển khai dự án thương mại điện tử: 42%.

Quản trị cơ sở dữ liệu: 42%

Tiếp thị trực tuyến: 35%

Triển khai thanh toán trực tuyến: 30%

Ông Đặng Hoàng Hải – Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương thông báo thương mại điện tử Việt Nam đang có tốc độ phát triển rất nhanh, trở thành công cụ không thể thiếu của cả giới doanh nghiệp lẫn người dân.

Số liệu của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) cho thấy tăng trưởng thương mại điện tử tại Việt Nam luôn duy trì ở mức trên 20%. Riêng trong năm 2017, mức tăng trưởng đạt 25% - thuộc nhóm nhanh trên thế giới.

Ngoài lòng tin của người dân ở mức thấp, khoảng cách quá lớn giữa TP Hồ Chí Minh và Hà Nội với các địa phương khác cũng là một trở ngại đối với sự phát triển của thương mại điện tử trong nước.

Riêng với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, dữ liệu từ hàng nghìn website thương mại điện tử cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%. Với lĩnh vực thanh toán, năm 2017, tăng trưởng số lượng giao dịch trực tuyến qua thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với năm 2016, trong khi giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75%.

Trong tiếp thị trực tuyến, một số công ty tiếp thị liên kết có tốc độ tăng trưởng năm 2017 đạt 100 - 200%. Trong lĩnh vực du lịch, tỷ lệ đặt phòng qua đại lý du lịch trực tuyến tăng mạnh, đạt mức 30%. Nếu kết hợp với đà tăng trưởng 2 chữ số về doanh thu của du lịch, tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch trực tuyến có thể đạt trên 50%.

Kim Cương

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.