|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Doanh nghiệp chuyển giá do lo ngại chính sách thuế?

16:43 | 18/05/2017
Chia sẻ
"Ngoài để tối ưu hóa lợi nhuận, chuyển giá như một cách để đầu tư hiệu quả an toàn và bảo vệ mình khi các doanh nghiệp còn lo ngại về sự ổn định chính sách thuế", ông Đậu Tuấn Anh, Trưởng ban Pháp chế VCCI nhận định.
doanh nghiep chuyen gia do lo ngai chinh sach thue
Doanh nghiệp chuyển giá do lo ngại chính sách thuế?

Oxfam đánh giá mỗi năm, các nước phát triển (bao gồm cả Việt Nam) đang bị thất thu 100 tỷ USD do hoạt động tránh thuế của các tập đoàn đa quốc gia. Khoản tiền này có thể giúp cho 124 triệu trẻ em đang phải bỏ học được đến trường và cứu sống 6 triệu trẻ em. Thất thu này được chuyển qua 15 thiên đường thuế lớn nhất trong danh mà Oxfam vừa công bố hôm nay 18/5.

Lo ngại về bất bình đẳng khi các doanh nghiệp lớn đáng ra phải đóng số thuế phù hợp lại lách luật để tối đa hóa lợi ích cho mình trong khi gây thiệt hại cho ngân sách của các nước họ đến đầu tư.

Theo Oxfam, các tập đoàn đa quốc gia lớn đang dùng quyền lực chính trị và khả năng tài chính của mình để tránh thuế. Số tiền vận động hành lang đã chi lên đến 2,5 tỷ USD. Oxfam uớc tính cứ 1 USD mà các công ty này dùng để vận động về thuế thì họ giảm được mức đóng thuế xuống 1.200 USD. Các công ty lớn nhất thế giới đang mở các chi nhánh tại ít nhất 1 thiên đường thuế. Hiện mức thuế suất mà các công ty này phải đóng là 25,9%, thấp hơn gần 10% so với mức thuế được quy định trong luật.

Ngoài việc vận động để giảm thuế suất, các công ty này đã chuyển 1,6 ngàn tỷ USD đến các thiên đường thuế, tăng 200 tỷ USD so với năm trước.

Sẽ không chuyển giá qua thiên đường thuế nếu chính sách ổn định?

Ở Việt Nam, chưa có nhiều bằng chứng chính xác về hiện tượng chuyển giá nhưng có thể thấy nhiều dấu hiêu trên thực tế. Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia báo lỗ hàng năm nhưng vẫn mở rộng quy mô, tuyển dụng lao động. TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cho rằng xét về hành vi, nếu không có lợi ích, các doanh nghiệp sẽ không mở rộng kinh doanh. Do đó, có cơ sở để nghi ngờ hoạt động chuyển giá, trốn thuế đang diễn ra tại các đơn vị này.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI cung cấp thông tin, trong một điều tra của VCCI với những câu hỏi gợi mở để tìm ra liệu doanh nghiệp thua lỗ hay đang có lãi có xu hướng thực hiện chuyển giá nhiều hơn. Ông Tuấn cho biết, 65% doanh nghiệp có xu hướng chuyển gia đang có mức lợi nhuận rất cao. Các doanh nghiệp lớn cũng có khả năng chuyển gia cao hơn các doanh nghiệp FDI vừa và nhỏ, có mức lợi nhuận trung bình.

Tìm hiểu thêm về nhóm doanh nghiệp có xu hướng chuyển giá, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết, nhóm doanh nghiệp chuyển giá cũng chính là nhóm phán nàn nhiều nhất về tình trạng chính sách thuế không ổn định, không có tính nhất quán cao.

"Ngoài để tối ưu hóa lợi nhuận, chuyển giá như một cách để đầu tư hiệu quả an toàn và bảo vệ mình khi các doanh nghiệp còn lo ngại về sự ổn định chính sách thuế", ông Đậu Anh Tuấn đưa ra nhận định.

Giảm thuế là cách chống chuyển giá, thu hút đầu tư?

Trong báo cáo của mình, Oxfam cho rằng, song song với các hoạt động tránh thuế của tập đoàn đa quốc gia thì các nước phát triển đang thực hiện các ưu đãi thuế có hại, thậm chí giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp xuống bằng 0%.

Có ý kiến cho rằng việc giảm thuế suất ở các quốc gia sẽ khiến việc chuyển giá sang các thiên đường thuế bị hạn chế hơn. Trên thực tế, theo ông Đậu Anh Tuấn, động cơ chuyển giá đến nhiều hơn từ việc thiếu niềm tin vào những thay đổi chính sách thuế và hệ thống các quy định thuế rắc rối.

Việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có phải điểm cốt yếu để thu hút nhà đầu tư hay không? Trưởng ban pháp chế VCCI cho biết, theo điều tra PCI 2016, trong mắt nhà đầu tư nước ngoài có mặt ở Việt Nam, mức thuế tương đối thấp chỉ là một trong những điểm mạnh, chưa phải là quan trọng nhất thu hút sự quan tâm của họ.

Bởi ngoài việc giảm thuế, Việt Nam còn nhiều ưu đãi khác như lao động rẻ, tiêu chuẩn môi trường tương đối lỏng lẻo. Những điều này đều góp phần làm chi phí rẻ, thu hút các nhà đầu tư.

Cuộc đua giảm thuế tại các quốc gia có thực sự cần thiết? Ông Phan Lê Thành Long, Viện Kế toán Quản trị Công chúng Úc đưa ra ví dụ, Đức là quốc gia có mức thuế suất cao hơn nhiều nước, cao hơn Mỹ. Tuy nhiên, Đức vẫn là nơi đứng thứ 5 về hấp dẫn các nhà đầu tư do chính sách ổn định, môi trường kinh doanh an toàn và dịch vụ công tốt. "Cách quản trị tốt làm nền kinh tế cạnh tranh hơn, đẹp hơn trong mắt nhà đầu tư", ông Long nhận định.

Để cân bằng lại những thất thu từ thuế, chính phủ các nước đang tăng áp dụng biện pháp thuế luỹ thoái (như thuế giá trị gia tăng) để chi cho dịch vụ công. Điều này làm tăng gánh nặng thuế đối với những người yếu thế.

Ngân sách nhà nước giảm thu do việc mở rộng chính sách ưu đãi thuế. Nếu giảm 1% thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ giảm thu ngân sách khoảng 6.000 tỷ đống/năm. Năm 2014, Chính phủ ước tính giảm thu 2.500 tỷ đồng do ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân.

Danh sách 15 thiên đường thuế lớn nhất:

Bermuda, Đảo Cayman, Hà Lan, Switzerland, Singaopre, Ireland, Luxembour, Curacao, Hongkong, Đảo Síp, Bahamas, Jersey, Barbados, Mauritius, British Virgin Islands.

Nam Anh

Giá vàng tăng nóng, chuyên gia cảnh báo rủi ro kép khi mua vàng giá cao
Giới chuyên gia cho rằng việc mua vàng thời điểm này “cực kỳ rủi ro” vì nhà nước sẽ có nhiều biện pháp kéo giá vàng trong nước gần hơn với thế giới. Vì thế, lúc đó, ai mua giá cao sẽ chịu thiệt hại kép từ chênh lệch mua - bán (khoảng 2 triệu đồng/lượng) và việc NHNN có biện pháp can thiệp để hạ nhiệt giá.