Dù báo lãi liên tiếp trong vòng 1,5 năm trở lại đây, FWD Việt Nam vẫn đang lỗ lũy kế 5.815 tỷ đồng. Công ty cũng có mức chi bình quân khá cao cho nhân viên hàng tháng, gấp nhiều lần mức chi cho nhân viên của các ngân hàng với 104 triệu đồng.
Lãi thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Generali đã giảm gần 50% do doanh thu đi xuống và chi phí dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc tăng lên. Ngoài ra, chi phí bán hàng cao hơn cùng kỳ cũng góp phần kéo lợi nhuận công ty đi xuống.
Số liệu từ báo cáo tài chính quý II của Bảo hiểm Agribank cho thấy mức chi phí bình quân cho nhân viên công ty đã tăng gần 26% so với cùng kỳ lên 39 triệu đồng mỗi tháng.
Sau 6 tháng đầu năm, Bảo hiểm BIDV ghi nhận lợi nhuận hợp nhất gần 370 tỷ, tăng trưởng xấp xỉ 40% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện 60% kế hoạch năm.
Bảo hiểm PVI ghi nhận lợi nhuận nửa đầu năm đạt 502 tỷ đồng, thực hiện 149,9% kế hoạch 6 tháng, tăng trưởng 42,6%. PVI Insurance hiện đang dẫn đầu thị phần bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam cũng như tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
Thị trường bảo hiểm nửa đầu năm 2024 cho thấy sự phân hóa rõ rệt giữa hai mảng kinh doanh lớn. Trong khi doanh số bảo hiểm phi nhân thọ tăng trưởng trên 10% thì bảo hiểm nhân thọ lại giảm hơn 10%.
Bà Tatiana Pecastaing Pierre đã có đơn từ nhiệm vị trí Thành viên HĐQT tại PVI theo nguyện vọng cá nhân. Ngoài ra, PVI cũng có quyết định miễn nhiệm Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Hòa. Những quyết định này dự kiến được thông qua tại ĐHĐCĐ bất thường tổ chức vào tháng 8 tới đây.
PVI dự kiến sẽ thảo luận vấn đề nhân sự tại ĐHĐCĐ bất thường, được tổ chức vào ngày 16/8. Ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách cổ đông tham gia đại hội là 17/7.
Bảo hiểm BIDV thông báo ngày đăng ký cuối cùng để trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt là 16/9. Trong 4 năm qua, BIC đều duy trì mức cổ tức tiền mặt với tỷ lệ trên 10%.
Bảo hiểm Bảo Long dự kiến sẽ không chia cổ tức trong năm 2024. Đồng thời, công ty bảo hiểm này cũng đưa ra kế hoạch thận trọng trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm giảm mạnh, ảnh hưởng tới lợi nhuận hoạt động tài chính.
Theo tính toán, với mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2025 đạt 8% trở lên thì ba quý cuối năm phải tăng trên 8,3%. Đây là sức ép rất lớn khi bối cảnh thế giới đối mặt với rất nhiều thách thức, còn trong nước sức bật của sản xuất đã có dấu hiệu chững lại.