|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Đô thị nén - Giải pháp tất yếu của các 'siêu đô thị'

17:45 | 26/06/2018
Chia sẻ
Việc xây dựng nhà cao tầng là xu hướng tất yếu và chắc chắn Hà Nội không còn con đường nào khác bởi đất thì có hạn, trong khi số người ngày một tăng lên.
do thi nen giai phap tat yeu cua cac sieu do thi Vinhomes rót 500 tỷ đồng nâng cấp hệ thống PCCC và an ninh khu đô thị
do thi nen giai phap tat yeu cua cac sieu do thi Quy hoạch đô thị Đà Nẵng đang đi vào bế tắc

Diện tích Singapore chỉ có 650 km2 nhưng có 6.428 toà nhà 20 tầng trở lên. Chính phủ nước này cũng hỗ trợ cho tất cả các doanh nghiệp tư nhân về mặt kỹ thuật, vốn và ưu tiên xây nhà cao tầng. Việc xây dựng nhà cao tầng là xu hướng tất yếu và chắc chắn Hà Nội không còn con đường nào khác bởi đất thì có hạn, trong khi số người ngày một tăng lên.

Đây là chia sẻ thẳng thắn của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại buổi tiếp xúc cử tri cuối tuần qua trước thực trạng quá tải tại Thủ đô. Thực tế, trước ông Chung, nhiều chuyên gia đều cho rằng, các khu đô thị nén với các tòa nhà cao tầng được quy hoạch bài bản là giải pháp tất yếu cho Hà Nội, TP HCM trong tương lai.

do thi nen giai phap tat yeu cua cac sieu do thi

Mô hình tăng trưởng thông minh

Theo thông tin từ GS, TS Nguyễn Tố Lăng, nguyên Phó hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc Hà nội, đến cuối năm 2017, cả nước đã có 813 đô thị với mức đô thị hóa là 37,5%. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Thế giới năm 2017 cũng cho biết, tính đến cuối năm 2016, TP HCM có dân số khoảng 10,38 triệu (cho diện tích 1.580 km2) và Hà Nội có dân số khoảng 7,785 triệu người (cho diện tích 868 km2).

Lượng dân đang đổ về các thành phố lớn đã làm tăng nhu cầu về chỗ ở, nơi làm việc và các nhu cầu về hệ thống hạ tầng cơ sở. Chính vì thế, theo GS, TS Lăng: “Để có được đô thị phát triển bền vững, mọi thành phần trong đô thị cần được quan tâm thích đáng, trong đó có nhà cao tầng”.

Soi chiếu từ góc nhìn quốc tế, Giáo sư Wann-Ming Key – Đại học Quốc gia Đài Bắc khẳng định tăng trưởng đô thị thông minh là khi người dân có thể đi bộ tới các khu vức năng khác nhau trong các khu vực trung tâm nén, làm gia tăng tính hiệu quả của sử dụng đất, giảm tải giao thông.

“Lý thuyết này ủng hộ sử dụng đất theo mô hình nén, theo định hướng giao thông công cộng, người dân có thể đi bộ tới nhiều khu chức năng khác nhau và và thân thiện với người sử dụng xe đạp, gần trường học, đường phố hoàn thiện và công trình sử dụng hỗn hợp với nhiều lựa chọn về nhà ở”, chuyên gia này cho biết.

Cũng theo ông, mô hình tăng trưởng thông minh đã nhận được sự ủng hộ của nhiều chuyên gia và các nước trên thế giới trong vòng hai thập kỷ qua bởi có nhiều ưu điểm như sử dụng đất hỗn hợp nhiều hơn để giảm số lượt đi lại bằng phương tiện giao thông, khu mật độ dân cư cao nhưng nằm quanh các khu vực kinh doanh buôn bán, giải trí và cơ quan nhà nước, cư dân sinh sống dễ tiếp cận được với khu vực bán lẻ và giao thông công cộng…

“Cần vun người lại thay vì trải ra”?

Kiến trúc sư Nguyễn Đỗ Dũng, đến từ Công ty tư vấn CPG Consultants Singapore cho rằng, việc xây dựng nhà thấp tầng hiện hữu, nhà phố san sát, không có không gian mở, không có đường đi lối thực tế lại tạo ra mật độ không hề thấp.

Để chứng minh cho luận điểm của mình, ông Dũng đã đưa ra những tính toán cụ thể. Ví dụ, một căn nhà ống, trung bình có diện tích 80m2, nếu xây dày đặc như hiện nay, thì trên một ha thì 80% diện tích sẽ có khoảng 100 căn nhà. Giả sử mỗi hộ gia đình có 4 người, mật độ trung bình sẽ là 400 người sinh sống trên mỗi ha. Trong khi đó, xây chung cư, với 1 ha cho cùng một số lượng nhà ở đó thì tình trạng đô thị sẽ khác. Tòa chung cư cao 25 tầng, mỗi tầng 4 căn hộ, diện tích khoảng 200m2 một căn. Để chứa đủ 100 căn thì diện tích mỗi sàn của tòa tháp chỉ chừng 1.150 m2, đã bao gồm hành lang, thang bộ và thang máy. Diện tích này chỉ chiếm hơn 10% của một lô đất một ha. Phần đất còn lại gần 9.000 m2 được dành cho thiết kế vườn hoa, công viên, bãi đỗ xe và các tiện ích khác, thậm chí có thể dùng mở rộng đường.

Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, Giảng viên Đại học FullBright đồng tình với quan điểm này và cho rằng nhà ống dày đặc mới chính là một trong những nguyên nhân gây trục trặc tại các khu đô thị lớn ở Việt Nam. Cấu trúc nhà ống chỉ phù hợp với giao thông cá nhân, nhất là xe máy. Muốn giải quyết vấn đề, theo ông nên xây nhà cao tầng gắn với hệ thống giao thông công cộng công suất lớn.

“Cấu trúc đô thị hiện tại tạo ra mật độ đi lại quá lớn cho giao thông cá nhân nhưng chưa đủ cho giao thông công cộng. Muốn giải quyết vấn đề, cần phải ‘vun người’ lại bằng nhà cao tầng gắn với việc xây dựng bằng được hệ thống giao thông công cộng công suất lớn”, ông Du phân tích.

Như vậy, theo các chuyên gia, nhà cao tầng là giải pháp đúng đắn duy nhất cho phát triển đô thị nếu được kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu quy hoạch, đảm bảo chỉ số mét vuông về giao thông, cây xanh, các khu công cộng trên đầu người dân. Bài toán của Việt Nam hiện nay không phải là giảm nhà cao tầng mà là phải nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị đồng thời quản lý chặt chẽ việc xây dựng các nhà cao tầng theo các quy hoạch được phê duyệt.

Hoàng Dương

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.