|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

DNNVV 'tong teo' vì thiếu vốn và nạn tham nhũng

06:00 | 01/05/2017
Chia sẻ
Kết quả khảo sát JETRO TP.HCM cho thấy, các DNNVV đang gặp phải nhiều vấn đề như vốn yếu, khó tiếp cận vốn… nhưng tựu chung lại ở 3 vấn đề chính: thiếu vốn, chính sách của Chính phủ không có tác dụng phát triển DNNVV và tham nhũng.

dnnvv tong teo vi thieu von va nan tham nhung

Do thiếu vốn nên khả năng gánh chịu rủi ro của DNNVV thấp, họ sẽ gặp phải nhiều vấn đề khi chính sách hoặc môi trường vĩ mô thay đổi đột ngột.

Vốn của nhiều DNNVV trong ngành sản xuất là do người chủ đóng góp nên không đủ vốn đầu tư cho R&D, đầu tư thiết bị. Tỷ suất lợi nhuận thấp nên những người có tiền không đầu tư vào các ngành này mà lại có xu hướng đầu tư nhiều vào những ngành như bất động sản hoặc các ngành dịch vụ có lợi nhuận cao như du lịch, giải trí, giáo dục…đầu tư đang thiên lệch về các lĩnh vực phi chế tạo, có thời gian đầu tư ngắn nhưng thu hồi vốn nhanh, không thể nâng cao nền tảng sản xuất của quốc gia.

Thiếu vốn nên không thể phát triển

Do đó, ngành chế tạo phải dựa vào nhập khẩu nên chi phí sản xuất tăng cao, làm giảm sức cạnh tranh công nghiệp quốc gia. Mặt khác, nhìn chung vấn đề thiếu vốn của DNNVV đã được nêu trong kế hoạch hỗ trợ DNNVV giai đoạn 2016 – 2020 nhưng nếu các giải pháp không được thực hiện sẽ không có ý nghĩa thực tiễn.

Theo ông Nguyễn Trường Giang, chuyên gia nhóm công tác hỗ trợ DNNVV JETRO TP.HCM, thiếu vốn cho nên không thể đầu tư cho R&D, đầu tư trang thiết bị, không nhận được các đơn đặt hàng do vấn đề về chất lượng sản phẩm, tuyển dụng nhân lực cần thiết, năng lực sản xuất. Đồng thời do bị hạn chế về khả năng phát triển nên không thể vượt qua vòng luẩn quẩn này. Đặc biệt, do thiếu vốn nên khả năng gánh chịu rủi ro của DNNVV thấp, họ sẽ gặp phải nhiều vấn đề khi chính sách hoặc môi trường vĩ mô thay đổi đột ngột.

Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, các dòng tiền đầu tư vào các công ty khởi nghiệp, nghiên cứu đổi mới sáng tạo ở giai đoạn đầu thường nằm trước giai đoạn thương mại hóa sản phẩm. Đây là thời điểm rất rủi ro. Do đó các quỹ đầu tư, nhà đầu tư cá nhân, công ty đầu tư hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp ở giai đoạn đầu cần được hưởng chính sách miễn, giảm thuế.

“Ngân sách của nhà nước phải được sử dụng một cách kỹ càng nhưng thông thoáng với các doanh nghiệp thực sự có nhu cầu phát triển chứ không phải nuôi để doanh nghiệp mãi bé”, ông Đông nói.

Theo kế hoạch hỗ trợ DNNVV, tổng tài sản bình quân của DNNVV năm 2013 là 20,29 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 8,28 tỷ đồng. Nếu so sánh các con số này giữa 2013 và 2010 thì thấy khoảng cách về vốn giữa DNNVV và DN lớn ngày càng tăng, doanh thu trung bình của một DN tăng nhẹ nhưng lợi nhuận trước thuế có xu hướng giảm, chi phí có xu hướng tăng, hiệu quả sản xuất giảm.

Lãi suất quá cao làm yếu nền tảng cạnh tranh

Một vấn đề khó nữa cho các DNNVV đó là tiếp cận tài chính. Từ góc độ ngân hàng, lợi nhuận trên một giao dịch với DNNVV thấp trong khi rủi ro khi hướng dẫn hồ sơ vay, xử lý hồ sơ, quản lý tài sản đảm bảo, quản lý nợ cao nên cần thêm nhân viên xử lý. So sánh với DN lớn thì chi phí cao hơn hẳn, còn về khía cạnh kinh doanh thì rõ ràng là chưa hấp dẫn. Đặc biệt, nhiều trường hợp DNNVV không lập được cả hồ sơ đi vay đã làm tăng chi phí ngân hàng.

Ngoài ra, có những DNNVV không trả nợ đầy đủ nên ngân hàng chú trọng vào tài sản đảm bảo như đất đai, nhà cửa, thiết bị, hàng tồn kho. Tuy nhiên, việc quản lý tài sản đảm bảo là về mặt giấy tờ nên DN có thể bán mất tài sản đảm bảo, đây cũng là một trong những rủi ro cao cho ngân hàng.

Tiếp đến là vấn đề lãi suất cho vay. Gần đây, lãi suất giảm hơn so với những năm trước. Lãi suất cho DNNVV vay ở các ngân hàng nhà nước vào khoảng 9%/năm, ngân hàng tư nhân là 12 -14%/năm. Lãi suất cho vay tại ngân hàng nhà nước thấp hơn nhưng do thẩm định nghiêm ngặt cho nên DNNVV không thể tiếp cận. Trong khi vay của ngân hàng tư nhân thì phải chấp nhận với mức lãi suất cao.

Lãi suất quá cao làm yếu nền tảng cạnh tranh của DN trong nước khi thuế giảm do AEC thì ở thế yếuhơn không thể cạnh tranh về chi phí sản xuất, khó cạnh tranh với các DN của Thái Lan với mức vay chỉ khoảng 7,1%.

Thuế thu nhập DN (TNDN) là gánh nặng cản trở đầu tư trang thiết bị, R&D, tuyển dụng, đào tạo nhân lực đối với DNNVV trong lĩnh vực sản xuất đang yếu về vốn. So với DN lớn, DNNVV rất nhạy cảm với rủi ro. Nhưng do rủi ro đầu tư trang thiết bị nên thuế TNDN cao đã ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ lợi nhuận giữ lại trong DN. Thuế suất đối với các DN nói chung là 20%, với các DN trong KCN thì được miễn thuế 2 năm, giảm 50% thuế trong 4 năm tiếp theo.

So sánh với Thái Lan hoặc Indonesia thì ở Thái Lan thuế TNDN cho DNNVV là 15%, Indonesia là 12,5% (với DN có doanh thu hàng năm dưới 50 triệu IDR). Malaysia muốn thúc đẩy một số lĩnh vực cụ thể nên đối với các DN có danh hiệu Pioneer chỉ phải nộp thuế thu nhập trên 30% doanh thu năm trong 5 năm. Danh hiệu Pioneer cũng tương tự như cơ chế ưu đãi CNHT của Việt Nam nhưng định nghĩa rộng hơn nên dễ được hưởng.

Ở Singapore, thuế TNDN chung là 17%, đồng thời có chế độ giảm thuế theo từng mức và hoàn thuế TNDN để giúp DN đối phó với vấn đề chi phí tăng. Đặc biệt có chế độ miễn thuế một phần đối với DN Start–up.

Ngoài những khó khăn trên, DNNVV còn cảm thấy “bất hạnh” cũng không hề nhỏ mà họ thường ví von giống như “sao quả tạ” luôn luôn trực chiếu vào mình, đó là vấn đề tham nhũng và chính sách không rõ ràng. Hai vấn đề này tuy không mới nhưng mỗi lần nhắc đến là họ cẩm thấy ớn lạnh, thậm chí sợ hãi.

Vẫn theo kết quả khảo sát của JETRO TP.HCM, tuy có biện pháp phòng chống tham nhũng từ trung ương nhưng vẫn còn chuyện bị đòi các khoản thu phí không chính thức ở các cơ quan hành chính. Một số DN cho biết, số tiền phải hối lộ lên đến 10 – 20% tổng chi phí DN. Ngoài ra, khi xuất nhập khẩu ở cửa khẩu còn có trường hợp bị đòi các khoản thu phí không chính thức. Nếu DN đòi kiểm tra mục phí, khoản phí này là gì thì họ không được đóng dấu, không được xử lý.

“Việc đưa ra các chính sách không rõ ràng là do động cơ chủ ý và vô ý. Có trường hợp đưa các câu chữ không rõ ràng trong chính sách để có thể xử lý một cách mềm dẻo”, ông Giang nhìn nhận.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Nguyễn Việt

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.