|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Định giá trong Shark Tank giống nghệ thuật hơn khoa học

08:21 | 02/01/2018
Chia sẻ
Nhiều chủ doanh nghiệp tham gia "Shark Tank Việt Nam" thất bại trong quá trình gọi vốn vì tự đánh giá công ty quá cao.
dinh gia trong shark tank giong nghe thuat hon khoa hoc 15 startup nhận được nhiều vốn đầu tư nhất Đông Nam Á
dinh gia trong shark tank giong nghe thuat hon khoa hoc Chân dung Gcalls, công ty đầu tiên nhận 1 triệu USD trong Shark Tank Việt Nam

Định giá công ty là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong khâu chuẩn bị của những người tham gia chương trình Shark Tank. Chủ doanh nghiệp đưa ra mức giá, nhà đầu tư dựa trên những thông tin từ chủ doanh nghiệp để đánh giá mức độ hợp lý của giá.

Vậy định giá một doanh nghiệp mới có phải là một công việc dễ dàng, giống với cách định giá các doanh nghiệp thông thường đã hoạt động lâu năm không?

Với chủ doanh nghiệp mới, định giá luôn là việc gai góc. Nếu định giá thấp, giá trị của công ty cũng như cá nhân chủ doanh nghiệp sẽ giảm. Còn nếu định giá quá cao, chủ doanh nghiệp sẽ rơi vào trạng thái “ảo tưởng sức mạnh” và các Shark thừa khả năng để biết rằng các mức giá đó phi lý.

Không hiểu về định giá chính là một yếu điểm cố hữu của các startup Việt Nam tham gia “Thương vụ Bạc tỷ” cho đến thời điểm hiện tại. Nhiều chủ doanh nghiệp tự định giá công ty quá cao.

Người ta thường nói rằng, định giá một doanh nghiệp là nghệ thuật hơn là một môn khoa học. Câu này đúng vì đánh giá giá trị của một doanh nghiệp mới thành lập hoàn toàn giống công việc của một nghệ sĩ.

Mục tiêu của các startup là huy động nhiều tiền nhất trong khi các nhà đầu tư thì quan tâm khả năng hoàn vốn, tính sinh lời của dự án. Nhưng cả 2 bên đều không để ý đến tư duy nghệ thuật của não phải.

dinh gia trong shark tank giong nghe thuat hon khoa hoc

Giá trị doanh nghiệp được quyết định bởi thị trường

Nếu các nhà đầu tư cho rằng dự án của bạn có giá trị 10 tỷ đồng,đương nhiên bạn có thể cho rằng startup của bạn đáng giá hơn thế.

Thậm chí bạn hoàn toàn có thể biết chắc chắn công ty của bạn có giá trị lớn hơn 10 tỷ đồng do bạn đang có số tiền đó trong các khoản phải thu, vốn lưu động hay đó là khoản vốn đầu tư mồ hôi nước mắt của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn không thể huy động số tiền trên 10 tỷ đồng thì bạn phải chấp nhận giá thị trường.

Quy luật này không phải lúc nào cũng đúng, nếu bạn huy động tiền từ người thân hay bạn bè thay vì các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì có thể công ty của bạn đã được định giá quá cao, hoặc có thể bị đánh giá thấp (nhưng có nhiều khả năng là đánh giá cao hơn).

Có thể bạn thuyết phục được người bố giàu của bạn mua mỗi cổ phần với giá 100.000 đồng/cp, nhưng điều đó không có nghĩa các nhà đầu tư trong tương lai sẽ phải trả hơn 100.000 đồng cho mỗi cổ phần, ngay cả khi doanh nghiệp của bạn đang tăng trưởng và đem về những kết quả tốt.

Cho thị trường biết giá trị của công ty

Xét cho cùng, nếu các nhà đầu tư đánh giá công ty của bạn ở mức 10 tỷ đồng, thì đó thường dựa trên những yếu tố mà bạn đã thuyết trình với họ.

Theo định nghĩa, các công ty mới thành lập không có lịch sử hoạt động tài chính để phục vụ việc định giá. Do vậy định giá các doanh nghiệp có thể dựa trên những những so sánh hoặc dự báo tài chính trong tương lai.

Với phương pháp so sánh, bạn sẽ phải tìm ra có bao nhiêu công ty tương tự trong lĩnh vực hoạt động của bạn. Nếu bạn có một công ty trong lĩnh vực công nghệ cao thì kế toán hoặc luật sư là những người mà bạn có thể lấy ý kiến tư vấn khi so sánh.

Thực tế, luật sư thường có xu hướng đánh giá quá cao các startup còn những người làm kế toán thì ngược lại, thường có xu hướng định giá thấp. Do đó bạn có thể nói chuyện với cả 2 trước khi chốt phương án cuối cùng.

Dự báo tài chính cũng là một việc làm rất quan trọng. Mặc dù rất khó để dự báo chính xác doanh thu tương lai của các startup, bạn cần phải làm việc này để xác định giá trị cuối cùng và cũng để bảo vệ mức giá của bạn..

Bạn không thực sự có giá trị gì cho đến khi bạn có lợi nhuận

Nếu startup của bạn không đem về lợi nhuận thì có vẻ như nó sẽ không có nhiều giá trị, có nghĩa là nó sẽ không có thanh khoản khi không đem được dòng tiền về.

Nhiều startup không thể bán được sản phẩm của mình vì không có người mua, và chuyện này không hề hiếm. Do đó, định giá những doanh nghiệp như thế này là thách thức đối với bất cứ ai. Và vì các doanh nghiệp trẻ cần thời gian để sinh lời, nên thủ thuật định giá khởi nghiệp sẽ phải tập trung vào tương lai.

Trước tiên, các startup phải xác định dự án đem lại lợi nhuận sau bao nhiêu năm. Một doanh nghiệp tốn nhiều thời gian để sinh lời thường sẽ được định giá thấp hơn một doanh nghiệp tốn ít thời gian, đương nhiên quy mô phải tương đương nhau.

Tiếp theo, bạn cần so sánh xem có bao nhiêu công ty có thể so sánh được với startup của bạn khi có lợi nhuận.

Một công ty trị giá 10 tỷ đồng sẽ có giá trị 1 phần trong số đó xét trên từng giai đoạn của dự án, những yếu tố phục vụ công tác đánh giá như khả nằng thành công, khoảng thời gian để thoát ra cũng như chất lượng đội ngũ quản lý.

Các startup rất dễ phấn khích nếu nhận được số tiền đầu tư cao nhất có thể và quên rằng số tiền càng lớn, kỳ vọng của sẽ càng cao. Có thể bạn và đội ngũ của bạn sẽ thay đổi để thích ứng đối với giá trị định giá đó.

Tuy nhiên, hãy cẩn thận đối với việc bị định giá sai, định giá quá cao, việc này chỉ làm cho cuộc sống của các startup trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là khi các nhà đầu tư nắm quyền quản trị, thì khi đó bạn từ ông chủ sẽ trở thành một người làm thuê thực thụ.

dinh gia trong shark tank giong nghe thuat hon khoa hoc
Định giá startup là câu chuyện cân bằng giữa cả 2 bán cầu của bộ não

Giống như các nghệ sĩ, các doanh nhân cần phải sử dụng sự sáng tạo trong việc đánh giá giá trị của các startup. Cách tiếp cận truyền thống để định giá dựa trên giá trị sổ sách và tỷ lệ P/E tương tự như việc vẽ bằng những con số.

Nếu bạn muốn công ty của bạn là một kiệt tác, bạn sẽ cần phải sự dụng não phải nhiều như não trái để có thể định giá phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Bạch Mộc

ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.