|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Điểm tên 7 quốc gia dầu mỏ chịu ảnh hưởng lớn nhất từ đại dịch COVID-19

07:46 | 14/05/2020
Chia sẻ
Đại dịch COVID–19 gây nên cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khi nó khiến các các ngành lao đao. Đối tượng chịu những ảnh hưởng nặng nề nhất chắc chắn là các quốc gia xuất khẩu dầu khi phải đối mặt với cú sốc kép đến từ bệnh dịch và giá dầu tụt dốc không phanh.

Các quốc gia như Mỹ, Nga và Iran đã hứng chịu những thiệt hại kinh tế nghiêm trọng, trong khi 7 thành viên OPEC tại châu Phi không những phải đối mặt với khó khăn kinh tế mà còn đang vật lộn với hệ thống y tế còn yếu kém của mình.

Sau đây là một số quốc gia sản xuất dầu chịu ảnh hưởng lớn nhất từ đại dịch theo oilprice.com:

Mỹ

Tính đến ngày 12/5, Mỹ ghi nhận gần 1,4 triệu ca nhiễm COVID–19 với 82.018 ca tử vong, nhiều nhất trên thế giới. Các lệnh cách li xã hội tại 40 bang phần nào đã giảm tốc độ lây lan của virus với số ca nhập viện bắt đầu giảm từ 3 tuần trước.

Tuy nhiên, một số bang đã bắt đầu dỡ bỏ lệnh cách li, cho phép các ngành kinh doanh hoạt động dưới các quy định nghiêm ngặt, bao gồm yêu cầu khách hàng và công nhân đeo khẩu trang cũng như giữ khoảng cách.

Trước đại dịch, Mỹ là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới với sản lượng 13,1 triệu thùng dầu thô và khí ga ngưng tụ mỗi ngày. 

Mặc dù không nằm trong thỏa thuận giảm nguồn cung của OPEC+, sản lượng của quốc gia này cũng đã giảm khoảng 900.000 thùng/ngày vào tháng 4 xuống còn 12,2 triệu thùng/ngày, chủ yếu do các nhà sản xuất chủ động tự cắt giảm công suất khai thác.

Mặc dù ngành năng lượng đã có những đóng góp khổng lồ cho nền kinh tế Mỹ khi tạo ra hơn 10 triệu việc làm và gần 8% GDP, quốc gia này không phụ thuộc nhiều và dầu mỏ như phần lớn các thành viên OPEC. 

Tuy nhiên, ngành dầu đá phiến của họ vẫn rất bấp bênh trước nguy cơ khủng hoảng tín dụng và phá sản.

Nga

Nga ghi nhận 232.243 ca nhiễm COVID–19 vào ngày 12/5, cao thứ 3 thế giới, nhưng mới chỉ ghi nhận 2.116 ca tử vong.

Thứ Hai (11/5), Tổng Thống Putin tuyên bố dỡ bỏ lệnh phong tỏa toàn quốc kéo dài 6 tuần cho dù gần đây số ca nhiễm của quốc gia này tăng đột biến. 

Ông cũng cho biết người lao động có thể đi làm trở lại vào thứ ba 12/5, tuy nhiên các địa phương có quyền tiếp tục áp dụng các biện pháp cách ly xã hội.

Sau nhiều tranh chấp, Nga đã đồng ý kí thỏa thuận cắt 20% sản lượng dầu, một con số rất đáng kể khi biết sản lượng của Nga vào cuối 2019 là khoảng 10,9 triệu thùng ngày, cao thứ 2 thế giới.

Nga vẫn đang chịu những tác động từ giá dầu sụt giảm. Giá dầu Urals – nhãn hiệu dầu chính của Nga – tăng mạnh hơn so với dầu ngọt nhẹ Texas (WTI).

Mức giá hiện tại là 30,1 USD/thùng, thấp hơn đáng kể so với mức 40 USD/thùng mà IMF ước tính để cân bằng ngân sách.

Arab Saudi

Quốc gia này ghi nhận 42.925 ca nhiễm với 264 ca tử vong.

Tháng 4, vua Salman đã dỡ bỏ một phần lệnh giới nghiêm ở tất cả các khu vực của Vương quốc nhưng vẫn duy trì lệnh giới nghiêm 24 giờ ở Mecca cũng như các khu dân cư bị phong tỏa trước đây. 

Điều này cho phép một số hoạt động kinh tế hoạt động trở lại. Đất nước này đang dần nới lỏng hơn nữa sau khi lệnh phong quả được dỡ bỏ ở các quận phía đông của đất nước vào tuần trước.

Arab Saudi chịu sức ép rất lớn đến từ cuộc khủng hoảng năng lượng do quá phụ thuộc vào dầu mỏ. 

Ngành này đóng góp 50% GDP. Mức giá dầu để các công ty khai thác của nước này hòa vốn là khoảng 76.1 USD/thùng. Trước đó, Arab Saudi dự trù giá dầu là 60 USD/thùng khi tính toán ngân sách tài khóa 2020, cao gấp đôi so với giá dầu WTI hiện tại là 25,43 USD.

Iraq

Quốc gia này chỉ ghi nhận 2.818 ca nhiễm với 110 ca tử vong mặc cho chính quyền bị lên án là ít có biện pháp ứng phó với dịch bệnh. Iraq là một trong những quốc gia đầu tiên phong tỏa toàn quốc và cũng là một trong những quốc gia đầu tiên dỡ bỏ lệnh phong tỏa, ngay trước lễ Ramadan. 

Chính quyền có ý định siết chặt lại các qui định phòng dịch khi lễ Ramadan kết thúc vào 22/5. 

Tuy nhiên, Chính phủ khu vực người Kurd (KRG) của đất nước đã bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa 2 tháng đối với khu vực này sau khi không có trường hợp mới nào được báo cáo trong 24 giờ qua.

Iraq là nhà sản xuất dầu lớn thứ hai của OPEC và là kho dự trữ dầu lớn nhất thế giới. Quốc gia này thường đi ngược với nỗ lực của các nước OPEC trong việc hạn chế nguồn cung để đẩy giá dầu thô tăng khi tăng mức sản lượng lên mức kỉ lục 4,88 triệu thùng/ngày.

Iraq cần giá dầu 60,4 USD/thùng để cân bằng ngân sách chính phủ, vì vậy có thể họ sẽ kiềm chế phần lớn hoạt động kinh doanh trong thời gian này.

Iran

Iran ghi nhận 110.767 ca dương tính, cao nhất trong các nước OPEC và cao thứ 10 thế giới. 

Quốc gia này đang bắt đầu với lỏng các biện pháp cách li xã hội nhằm khôi phục kinh tế. Việc vội vàng gỡ bỏ các biện pháp phòng dịch đã và đang khiến dịch bệnh có xu hướng lây lan nhanh chóng.

Sản lượng dầu của Iran đã giảm gần một nửa sau khi chính quyền Trump thực hiện thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt vào năm 2018. 

Tuy nhiên, nước này vẫn là một nhà sản xuất quan trọng với sản lượng đạt mức hơn 2 triệu thùng.ngày vào tháng 3. 

IMF đã ước tính rằng Iran cần 389 USD/thùng để cân bằng ngân sách của mình, một mức giá rất khó đạt được trong bối cảnh Trung Quốc giảm nhập khẩu dầu từ nước này.

Nigeria

Quốc gia đông dân nhất và có nền kinh tế phát triển nhất châu Phi này ghi nhận 4.641 ca dương tính với 151 ca tử vong.

Tuần trước, Nigeria đang từng bước dỡ bỏ lệnh phong tỏa tại 3 bang lớn cho dù điều này đang gây ra sự gia tăng số ca nhiễm mới.

Nigeria là nhà sản xuất dầu lớn nhất châu Phi với sản lượng gần 1,8 triệu thùng dầu thô/ngày trong tháng 3. Ngành dầu đóng góp 90% thu nhập ngoại hối của đất nước; 60% doanh thu và 9% GDP của Nigeria. 

Quốc gia này đã xin hỗ trợ 7 tỉ USD vào quỹ khẩn cấp từ Ngân hàng Phát triển Châu Phi, Ngân hàng Thế giới (World Bank) và IMF và đã chứng xếp hạng tín dụng của Fitch và S&P bị hạ thấp do sụt giảm giá dầu.

Angola

Quốc gia này chỉ ghi nhận 45 ca dương tính và 2 ca tử vong tính đến ngày 12/5. Tuy nhiên chính quyền đang thắt chặt hơn các quy định phòng dịch do số ca nhiễm có xu hướng tăng.

Angola là nhà sản xuất dầu thô lớn thứ hai của châu Phi, với sản lượng tháng ba đạt 1,4 triệu thùng/ngày cho dù đã giảm 30% sản lượng trong thập kỷ vừa qua do chất lượng đầu tư thấp. IMF ước tính rằng họ cần giá dầu là 55 USD/thùng để hòa vốn tài chính.

Tố Tố