|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Đến giữa tháng 8, nhập siêu sắt thép rút ngắn chỉ bằng 1/4 cùng kỳ

20:00 | 24/08/2021
Chia sẻ
Với lượng xuất khẩu tăng đột biến, Việt Nam đã rút ngắn lượng nhập siêu sắt thép các loại trong những tháng đầu năm xuống còn 900.000 tấn với giá trị hơn 1,1 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái lượng nhập siêu đến 3,6 triệu tấn, trị giá hơn 2,4 tỷ USD.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 8 xuất khẩu sắt thép các loại đạt hơn 546.000 tấn, tương đương giá trị gần 503 triệu USD, tăng 20,3% về lượng và tăng 126% về giá trị. 

Giá sắt thép xuất khẩu trong tháng nửa đầu tháng 8 đạt 921 USD/tấn, tăng 87,5% với nửa đầu tháng 8/2020. 

Lũy kế từ đầu năm đến 15/8, xuất khẩu sắt thép đạt hơn 7,5 triệu tấn, trị giá hơn 6,1 tỷ USD tăng 44,2% về lượng, kim ngạch xuất khẩu tăng 2,3 lần. Giá xuất khẩu sắt thép đạt 807 USD/tấn, tăng 53,7% so với cùng kỳ năm trước.

Đến giữa tháng 8, Việt Nam nhập siêu sắt thép chỉ bằng 1/4 cùng kỳ - Ảnh 1.

(Nguồn: Tổng cục Hải quan. Tổng hợp: Như Huỳnh)

Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã nhập khẩu một lượng lớn sắt thép các loại trong những tháng đầu năm. Cụ thể, trong nửa đầu tháng 8 nhập khẩu sắt thép các loại đạt gần 409.000 tấn, tương đương giá trị hơn 450 triệu USD, giảm hơn 39% về lượng nhưng tăng 22,7% về giá trị. 

Giá sắt thép nhập khẩu trong tháng nửa đầu tháng 8 đạt 1.100 USD/tấn, tăng 101,6% với nửa đầu tháng 8/2020.

Lũy kế từ đầu năm đến 15/8, nhập khẩu sắt thép đạt hơn 8,4 triệu tấn, trị giá hơn 7,2 tỷ USD, giảm 4,6% về lượng nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 41%. Giá nhập khẩu sắt thép đạt 857 USD/tấn, tăng 46,7% so với cùng kỳ năm trước.

Đến giữa tháng 8, Việt Nam nhập siêu sắt thép chỉ bằng 1/4 cùng kỳ - Ảnh 2.

(Nguồn: Tổng cục Hải quan. Tổng hợp: Như Huỳnh)

Như vậy, với lượng xuất khẩu tăng đột biến, Việt Nam đã rút ngắn lượng nhập siêu sắt thép các loại trong 7,5 tháng đầu năm xuống còn 900.000 tấn với giá trị hơn 1,1 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái lượng nhập siêu đến 3,6 triệu tấn, trị giá hơn 2,4 tỷ USD.

Mới đây, tại Chỉ thị số 10 về tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước, Bộ Công Thương cho rằng một số mặt hàng chiến lược, có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và tiêu dùng trong nước như sắt thép... đã xuất hiện một số dấu hiệu cần quan tâm, theo dõi, đánh giá.

Cụ thể, trong khi mặt hàng này đang có nhu cầu lớn tại thị trường trong nước nhưng lại được xuất khẩu nhiều, làm ảnh hưởng tới cán cân cung cầu và mặt bằng giá cả.

Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Hiệp hội Thép Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sắt thép, quặng sắt rà soát, xem xét các vấn đề liên quan đến nguyên liệu đầu vào, tiết giảm các chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm.

Đồng thời có biện pháp tăng công suất sản xuất thép để đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm trong nước đang có nhu cầu cao.

Như Huỳnh

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.