|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Đến 2020, nhiệt điện than chiếm gần 50% sản lượng điện Việt Nam

14:44 | 07/03/2017
Chia sẻ
Tại hội thảo “Công nghệ nhiệt điện than và môi trường” tổ chức ngày 3/3 ở TP HCM, đa số ý kiến đều nhận định nhiệt điện than vẫn giữ vai trò quan trọng. Tuy nhiên cần giải quyết tốt vấn đề môi trường và cho phép người dân kiểm tra, giám sát hoạt động nhà máy. 

Theo Quy hoạch điện VII của Chính phủ, đến năm 2020 đạt trên 235.000 tỷ Kwh; đến năm 2025 đạt trên 352 tỷ Kwh và đến năm 2030 đạt 506 tỷ Kwh.

Trong đó, nhiệt điện than đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng: đến năm 2020 khoảng 26.000MW, chiếm 49,3% điện sản xuất; năm 2025 đạt khoảng 47.600MW, chiếm 55% điện sản xuất và đến năm 2030 đạt 55.300MW, chiếm 53,2% điện sản xuất.

PGS.TS Trương Duy Nghĩa - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Nhiệt Việt Nam cho biết ưu điểm của nhiệt điện than là cho giá thành sản xuất thấp, vốn đầu tư không quá cao, thấp hơn thủy điện, điện mặt trời, điện gió, điện hạt nhân (khoảng 1.500 USD/kWh). Khả năng huy động công suất lớn nên sản lượng điện phát ra lớn; không lệ thuộc vào địa điểm như thủy điện, thời gian xây dựng cũng không quá lâu (khoảng 3 năm).

Tuy nhiên, nhược điểm của nhiệt điện than là dùng khối lượng lớn nhiên liệu để sản xuất điện (chiếm 60% giá thành sản xuất điện). Đồng thời nguồn phát thải lớn ra môi trường, đặc biệt là các chất thải rắn và khí, chi phí về đầu tư, vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý môi trường tốn kém.

Nhiệt điện than cũng chiếm nhiều diện tích làm địa điểm xây dựng nhà máy, làm bãi chứa tro xỉ; nhu cầu nước làm mát rất lớn vì vậy cần đặt gần bờ sông có lưu lượng lớn hoặc ven biển (dùng nước mặn).

PGS.TS Trương Duy Nghĩa cho rằng sử dụng nhà máy nhiệt điện đốt than sẽ thải ra môi trường rất nhiều chất thải bao gồm cả chất thải rắn, chất thải nước, chất khải khí… thì không có vấn đề gì.

Cụ thể, là nhà máy cần tổ chức quan trắc thường xuyên để đánh giá kết quả xử lý; do số lượng chất thải lớn nên hệ thống quan trắc cần được ghi chép tự động và nối mạng với hệ thống quan trắc chung. Ngoài ra, nhà máy có thể sử dụng chất thải xỉ làm nguyên liệu sản xuất gạch không nung phục vụ cho xây dựng.

den 2020 nhiet dien than chiem gan 50 san luong dien viet nam

Th.s Lê Thị Ngọc Quỳnh, Phó Trưởng ban Khoa học và Công nghệ môi trường, Tập đoàn điện lực Việt Nam, cho rằng khi xây dựng nhà máy nhiệt điện, cần phải tuân thủ những yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường đối với nhà máy nhiệt điện.

Tất cả các dự án nhiệt điện có công suất 600MW trở lên đều phải báo cáo đánh giá tác động môi trường và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt; quá trình lắp đặt, vận hành các thiết bị xử lý môi trường đều phải đảm bảo các quy chuẩn về môi trường.

Ông Âu Nguyễn Đình Thảo - Phó giám đốc Công ty Nhiệt điện Duyên Hải, cho biết kể từ tháng 11/2016, Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 1 (huyện Duyên Hải, Trà Vinh) sẵn sàng đón tất cả người dân có nhu cầu giám sát hoạt động của nhà máy, đặc biệt là các hoạt động về xử lý chất thải.

Một màn hình lớn được đặt trong phòng truyền thống của nhà máy kết nối với hệ thống điều khiển sẽ hiển thị các chỉ số chất thải có ảnh hưởng đến môi trường để người dân dễ dàng tiếp cận.

Ông Âu Nguyễn Đình Thảo nhấn mạnh, nhà máy luôn mở cửa đón tiếp người dân vào bất cứ thời điểm nào nếu như họ có nhu cầu giám sát, kiểm tra hoạt động của nhà máy.

Kết luận hội thảo, ông Phương Hoàng Kim - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương cho biết trong thời gian tới, Bộ này sẽ phối hợp Bộ Xây dựng ban hành các khuôn khổ pháp lý về công nghệ và môi trường cho các nhà máy nhiệt điện than.

Đồng thời xây dựng cơ chế chính sách, xử lý, sử dụng hiệu quả chất thải tro, xỉ làm nguyên liệu, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng tro, xỉ, san lấp mặt bằng.

Duy Khánh

Toàn cảnh kết quả kinh doanh quý I: Vượt qua giai đoạn khó khăn nhất
SSI Research cho biết kết quả lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết duy trì tăng trưởng trong quý I/2024, tuy nhiên tốc độ tăng đã chậm lại. Song đơn vị phân tích này nhìn nhận kết quả lợi nhuận của các doanh nghiệp có thể đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất để bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định hơn.