|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Đề xuất tăng chi ngân sách cho bảo vệ môi trường từ 2018

19:23 | 18/05/2017
Chia sẻ
Bộ Tài Nguyên & Môi trường (TN&MT) mới đây đã có báo cáo gửi Chính phủ về công tác bảo vệ môi trường năm 2016 trên cả nước. Dựa trên tình hình thực tế, Bộ TN&MT đề xuất tăng chi ngân sách cho bảo vệ môi trường lên 1,5%/năm kể từ 2018.
de xuat tang chi ngan sach cho bao ve moi truong tu 2018 Bộ TN&MT: 'Cần phân biệt doanh nghiệp thân thiện môi trường với đơn vị có thể gây ô nhiễm'
de xuat tang chi ngan sach cho bao ve moi truong tu 2018 Tăng thuế xăng lên 8.000 đồng/lít: 'Là trách nhiệm của công dân với đất nước'

Theo Bộ TN&MT, năm 2016, môi trường không khí tại nhiều đô thị lớn vẫn tiếp tục bị ô nhiễm bụi. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, chất lượng không khí tại nhiều đô thị cũng đang có xu hướng được cải thiện hơn.

Kết quả thống kê cho thấy, năm 2016, tại Hà Nội, tỷ lệ ngày trong năm có nồng độ bụi vượt QCVN 05:2013/BTNMT khoảng 23%, giảm gần 7% so với năm 2015, một số “điểm đen” về ô nhiễm không khí ở một số đô thị cũng đã được cải thiện.

Chất lượng môi trường đất hiện nay còn tương đối tốt. Tuy nhiên, tình trạng thoái hóa đất, khô hạn và ô nhiễm cục bộ đã diễn ra tại một số vùng chuyên canh nông nghiệp do sử dụng không hợp lý phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Ô nhiễm do chất thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt tại các vùng ven đô thị lớn, đặc biệt là ô nhiễm do kim loại nặng trong đất tại các khu vực này có xu hướng gia tăng.

Tính đến năm 2016, Việt Nam vẫn được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học cao với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật và nguồn gen phong phú và đặc hữu.

Nước ta có khoảng 7.500 chủng vi sinh vật, 20.000 loài thực vật bậc cao trên cạn và dưới nước, trong đó gần 11.000 loài động vật trên cạn và 10.500 loài động vật dưới nước. Tuy nhiên, đa dạng sinh học nước ta đang tiếp tục bị suy giảm nhanh, tốc độ tuyệt chủng của các loài ngày một tăng. Các hệ sinh thái biển, rạn san hô đang tiếp tục đối mặt với nguy cơ suy thoái.

de xuat tang chi ngan sach cho bao ve moi truong tu 2018
Bộ TN&MT đề xuất tăng chi ngân sách cho bảo vệ môi trường lên 1,5%/năm kể từ 2018. Ảnh: Diaocthuthiem.

Một trong những nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường, theo Bộ TN&MT, đến từ phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Ngoài ra, các nguồn thải lớn, dự án tác động xấu tới môi trường cũng là các nguyên nhân lớn khác.

Trong năm 2016, cả nước có khoảng 50 vụ việc gây ô nhiễm môi trường, gây bức xúc, nổi cộm được dư luận quan tâm. Trong đó, đặc biệt là sự cố môi trường biển tại 04 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế làm hải sản chết hàng loạt do Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra.

Trước tình hình đó, Bộ TN&MT đã rút kinh nghiệm và đưa ra các đề xuất, kiến nghị trong giai đoạn tới. Đầu tiên, Bộ TN&MT đề xuất tăng cường các hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội về bảo vệ môi trường, trong đó tập trung vào các vấn đề nóng, nổi cộm, như các dự án lớn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

Ngoài ra, Bộ cũng đề xuất giám sát các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề chưa có hạ tầng bảo vệ môi trường; công tác thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại và nước thải sinh hoạt, y tế và công nghiệp; công tác quản lý, xử lý các khu vực môi trường bị ô nhiễm do hóa chất thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu.

Cuối cùng, Bộ TN&MT kiến nghị Chính phủ xây dựng và thực hiện một số cơ chế đột phá để tăng cường nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Cụ thể, xem xét, tăng nguồn chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp bảo vệ môi trường lên 1,5%/năm trong tổng chi ngân sách nhà nước từ năm 2018.

Ngoài ra, Bộ cũng kiến nghị Việt Nam có cơ chế sàng lọc, hạn chế các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực sản xuất có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao; cơ chế kiểm soát đặc biệt đối với các dự án, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường cao.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Tô Đức

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.