Đề xuất metro vận chuyển cả người lẫn hàng để giảm kẹt xe
Quận Tân Bình xin hoàn trả 800 tỷ đồng giải phóng mặt bằng tuyến metro số 2 TPHCM | |
Tháng 10 tới phải hoàn thành phê duyệt thẩm định giá đền bù tuyến metro số 2 |
Ảnh minh họa |
Lo mất lợi thế cạnh tranh
Bà Đặng Thị Minh Phương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Minh Phương, nhận định thực tế các trung tâm logistic ở TP.HCM rất nhỏ lẻ, manh mún chưa hoàn chỉnh. Những trung tâm logistics lớn nhất vẫn ở các tỉnh lân cận như Long An, Đồng Nai, Bình Dương.
Tất cả nguồn hàng cung ứng cho TP.HCM thì doanh thu logistics rơi vào các tỉnh lân cận. Do đó, cách nhanh nhất tăng nguồn thu cho thành phố phải “đưa” logistic về TP.HCM.
"Hàng hóa hiện nay nhập khẩu vào Việt Nam 60% là qua cảng TP.HCM nhưng sau đó về các tỉnh lân cận rồi vận chuyển ngược lại cung ứng cho TP.HCM. Doanh thu logistics lớn mà TP.HCM chưa mang về. Làm sao xây dựng tiêu chí này mà vẫn thực hiện được", bà Phương nói.
Cùng nhận định trên, bà Phạm Thị Thúy Vân, Phó Giám đốc marketing Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, cho biết hiện nay Long An đã xây dựng cảng quốc tế Long An thu hút khách hay Bình Dương cũng có các dự án. Hiện nay hầu như hàng hóa qua cảng Cát Lái đều từ Bình Dương…
Tương lai nếu logistics thành phố không tốt, khách hàng về các tỉnh, thành phố sẽ mất nguồn thu. Nếu không đầu tư sớm TP.HCM bị mất lợi thế cạnh tranh so với các tỉnh kế bên.
Mặt khác, bà Vân kể hiện nay hầu như đối tác nước ngoài khi đưa hàng về Việt Nam đều chọn cảng Cát Lái. Dù đây là điều tốt cho công ty nhưng tạo áp lực lên giao thông kết nối đến cảng Cát Lái; khó phát triển các cảng mới như cảng Hiệp Phước phía nam thành phố.
Vì sao khách hàng chọn Cát Lái trong khi khu phía Nam không thu hút được khách hàng? Bà Vân lý giải ngoài chất lượng dịch vụ tốt thì hệ thống kết nối của Cát Lái được hỗ trợ mạnh mẽ từ hệ thống ICD - nơi tập kết hàng hóa container dọc khu vực xa lộ Hà Nội.
Trong khi hơn 10 năm trước, thành phố quy hoạch phía Nam là thành phố cảng nhưng không thu hút nhà đầu tư. Vì đường kết nối giao thông vào khu vực này kém, hiện tại rất yếu, thiếu hệ thống logistics hỗ trợ.
60% hàng hóa nhập về Việt Nam qua cảng đều chọn cảng Cát Lái
Kết hợp với metro
Bà Phương cho rằng cần chính sách hỗ trợ cụ thể cho DN đầu tư trong lĩnh vực logistics. Đặc biệt là cần nguồn ngân sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, biết ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành logistics.
Hiện vận tải đường bộ chiếm 50%-55% trong chi phí logistics. Thành phố đang xây dựng các tuyến metro, nếu phối hợp với các tuyến này phân phối hàng hóa giao cho các trung phân phối cũng là cách giảm thiếu chi phí và giảm kẹt xe. Hiện nay do quy định giờ giấc nên xe vận tải hoạt động 6 tiếng, hiệu quả thấp, chi phí tăng cao.
"Nếu không sau này hoàn thành metro chỉ vận tải hành khách, thiếu hàng hóa thì những xe vận chuyển không đủ tải để vận chuyển hàng hóa vào thành phố", bà Phương nhận định.
Trong khi đó, bà Vân cho biết mới đây khảo sát khu vực cảng sông Sài Gòn công ty xác định nếu đi bằng đường bộ vừa đắt vừa làm đường phố kẹt xe. Nên chăng cần có kết nối đường sông từ cảng Cái Mép vào Cát Lái về một khu vực tại TP.HCM là KCN Đông Nam - Củ Chi.
Đặc biệt hiện có một DN rất lớn của Mỹ xây nhà máy lớn ở đây, họ tha thiết hỏi có ICD khu vực để rỗng container gần đây không.
Bà Vân gợi ý từ đường nối cao tốc Trung Lương qua Củ Chi qua quốc lộ 22 nối về hướng quận 7 cần có đường kết nối rất tốt. Có quy hoạch kho bãi, khuyến khích các DN kho bãi, quy hoạch các DN mở TTTM, logistics tại đây.
Ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho biết thành phố sẽ có các chính sách hỗ trợ phù hợp cho sản phẩm chủ lực phát triển, phát huy tiềm năng thế mạnh của thành phố, đủ sức lan tỏa, dẫn dắt thị trường, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.
Theo thống kê của Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam, dịch vụ logistics ở Việt Nam có quy mô 20-22 tỉ USD/năm, chiếm 20,9% GDP của cả nước, trong đó vận tải chiếm 40%-60% chi phí, là một thị trường dịch vụ khổng lồ.
Theo thống kê của Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam, dịch vụ logistics ở Việt Nam có quy mô 20-22 tỉ USD/năm, chiếm 20,9% GDP của cả nước, trong đó vận tải chiếm 40%-60% chi phí, là một thị trường dịch vụ khổng lồ. |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/