Đề xuất làm sân golf trong vùng thoát lũ: Không ai làm vậy!
Đề xuất xây sân golf trong vùng tiêu thoát lũ sông Thái Bình: Bộ Xây dựng nói gì? | |
Hong Kong định phá sân golf nổi tiếng để giải tỏa 'cơn khát' đất |
Công ty TNHH Orgel Việt Nam (huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) đề xuất xây dựng khu phức hợp sân golf, vui chơi và nghỉ dưỡng sinh thái Bãi Soi (thuộc tỉnh Hải Dương).
Điều đáng nói, khu vực nghiên cứu dự án nằm trong khu vực tiêu thoát lũ sông Thái Bình.
Trao đổi với Đất Việt, một số chuyên gia thẳng thắn cho rằng, tuyệt đối không được xây dựng sân golf trong hành lang thoát lũ.
Theo TS Đào Trọng Tứ, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững Tài nguyên nước và Thích nghi biến đổi khí hậu, nhìn vào vị trí Bãi Soi có thể thấy khu vực dự định làm sân golf cách khá xa đê, tuy nhiên, nếu làm sân golf ở đây thì nó lại ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát lũ và điều đó là không phù hợp với Luật Phòng chống thiên tai cũng như Nghị định 45/2015/NĐ-CP quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
Vị trí Bãi Soi, nơi được đề xuất làm sân golf. |
"Bãi Soi nằm giữa sông Thái Bình và một nhánh của sông Thái Bình. Đứng về mặt thoát lũ, đây là vấn đề lớn: Bãi này nằm trong hành lang thoát lũ, lại ở sâu giữa lòng sông nên nếu xây dựng công trình kiên cố ở đây thì khi có lũ lớn vô cùng nguy hiểm vì lũ gặp cản trở, không thoát được.
Bên cạnh đó, đã làm sân golf thì phải dùng hóa chất và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước là không tránh khỏi, tác động rất lớn đến đời sống, sức khỏe của người dân. Vì lẽ đó, không thể xây dựng sân golf giữa lòng sông", TS Đào Trọng Tứ cho biết.
Bổ sung thêm, GS.TS Trương Đình Dụ, nguyên Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, việc thay đổi địa hình lòng dẫn là tuyệt đối không thể được. Huống chi doanh nghiệp lại đề xuất tôn nền từ 1,8-2,8m lên 5,1m.
Cùng chia sẻ lo ngại, GS.TS Vũ Trọng Hồng, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, nói thêm, làm sân golf chắc chắn sẽ gây ô nhiễm nguồn nước vì luôn phải phun chất diệt cỏ. Đây là điều nguy hiểm nhất.
Thứ hai, khi làm sân golf luôn có các công trình kiên cố. Thep quy định, giữa sông không được xây dựng bất cứ công trình kiên cố gì và một khi đã tiến hành xây dựng, chính những công trình đó sẽ cản trở dòng chảy, làm một bờ và cả hạ lưu bị xói.
Ngoài ra, các công trình đi kèm với sân golf sẽ ảnh hưởng đến bờ đê, lòng dẫn.
"Không ai làm sân golf giữa lòng sông, chỉ thấy ở Việt Nam mới có kiểu đề xuất như vậy trong khi yêu cầu thoát lũ ở Việt Nam lại vô vùng lớn.
Hiện chúng ta đã bỏ khu phân lũ, chậm lũ nên lòng dẫn hiện nay phải dùng để thoát lũ, không phải như trước.
Tôi đề nghị không làm sân golf ở khu vực này chứ không phải là xem xét hay cân nhắc.
Người ta thường làm sân golf ở vùng đồi núi, tại sao không lên Đồng Mô, Sao Đỏ, mà lại đưa ngay xuống lòng sông?", GS.TS Vũ Trọng Hồng gay gắt.
Cũng theo vị chuyên gia thủy lợi, chắc chắn không thể làm sân golf như một bãi nổi tự nhiên giữa sông bởi nếu chỉ làm như vậy thì không ai đến. Sân golf bao giờ cũng kéo theo nhiều công trình kiên cố khác đi kèm.
Trong văn bản góp ý về hồ sơ bổ sung quy hoạch sân golf thuộc dự án Khu phức hợp sân golf, vui chơi và nghỉ dưỡng sinh thái Bãi Soi, tỉnh Hải Dương, Bộ Xây dựng cho rằng đề án chưa làm rõ các căn cứ về các điều kiện hình thành, sự phù hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương và quy hoạch sử dụng đất của các địa phương… Đồng thời, khu vực nghiên cứu dự án nằm trong khu vực tiêu thoát lũ sông Thái Bình, giải pháp quy hoạch tôn nền từ 1,8-2,8m lên 5,1m. Do vậy việc xây dựng các công trình kiên cố trên khu vực này cần đảm bảo các quy định của Luật Đê điều năm 2006, có giải pháp ổn định bờ, phòng chống sạt lở cho khu vực bãi bồi và các khu vực đê và an toàn giao thông đường thủy. Trong trường hợp Thủ tướng chấp thuận chủ trương bổ sung vào quy hoạch sân golf, Bộ Xây dựng cho rằng UBND tỉnh Hải Dương cần lập Quy hoạch xây dựng khu vực trên theo đúng quy định của pháp luật. |
Xem thêm |