|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Đề án giãn dân phố cổ (KỲ II): Hàng trăm căn hộ 'cửa đóng then cài'

07:38 | 08/07/2019
Chia sẻ
Mặc dù đã hoàn thiện từ nhiều năm nay, tuy nhiên các block chung cư thuộc dự án giãn dân phố cổ nằm trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội vẫn lạnh lẽo không một bóng người.

Nằm trong đề án giãn dân phố cổ TP Hà Nội, năm 2012, UBND quận Hoàn Kiếm đã đề xuất sử dụng 30ha đất tại phường Thượng Thanh, quận Long Biên triển khai thực hiện tiếp giai đoạn 2 của Đề án.

Đề án giãn dân phố cổ (KỲ II): Hàng trăm căn hộ 'cửa đóng then cài' - Ảnh 1.

Các block chung cư thuộc dự án giãn dân phố cổ nằm trên địa bàn quận Long Biên

Dự án được thực hiện trong thời gian năm 2013-2020, mục tiêu di dời nốt 5.020 hộ dân đang sống trong khu phố cổ sang khu đô thị giãn dân mới Thượng Thanh, Long Biên.

Cụ thể, những hộ dân hiện đang sống trong các di tích lịch sử, trường học, công sở, trong các ngôi nhà do Nhà nước quản lý, xuống cấp nguy hiểm mà có mật độ dân số quá cao không đảm bảo điều kiện sống sẽ thực hiện di chuyển theo chính sách giải phóng mặt bằng và được hưởng các chế độ theo quy định của Nhà nước về đền bù giải phóng mặt bằng hiện đang được áp dụng trên địa bàn thành phố.

Bên cạnh đó, những hộ dân trong diện tự nguyện giãn dân sẽ được mua một căn hộ phù hợp với số nhân khẩu theo giá đảm bảo kinh doanh và được miễn tiền sử dụng đất.

Đối với các hộ dân đang sinh sống, kinh doanh tại diện tích nhà mặt phố trong khu phố cổ hoặc những hộ có nhu cầu kinh doanh thương mại sẽ được xem xét bố trí kinh doanh dịch vụ tại tầng 1 của khu nhà ở giãn dân.

nh_4

Cửa tòa nhà luôn trong tình trạng đóng cửa cài then, gắn biển cảnh báo người dân cấm vào

Mặc dù đã có những chính sách ưu đãi trên nhưng người dân phố cổ vẫn không mấy mặn mà với dự án, thậm chí không đến xem nhà.

Một người dân sống gần đấy chia sẻ, cách đây 2 năm khi một số tòa nhà được xây xong, dự án cũng khá sôi động, tấp nập người đến xem nhà, nhưng xem xong rồi bỏ đấy. Mấy năm nay không ai lui tới khu nhà này, chỉ có hai người bảo vệ và một số công nhân sống tạm ở tầng 1.

Được biết, ngoài những quyền lợi ưu tiên trong chính sách của TP dành cho các hộ thuộc diện giãn dân, đây còn là một dự án có vị trí địa lý đắc địa, thuận lợi trong việc giao thông di chuyển.

Dự án tọa lạc trên đường Lý Sơn mới, kết nối giao thông với đoạn từ nút giao cầu vượt đường 5 với đường Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Văn Linh đến phía Đông Nam chân cầu Đông Trù. Tầm nhìn của các căn hộ khá thông thoáng, giao thông thuận lợi việc di chuyển vào nội đô cũng như không cách xa khu vực giãn dân Việt Hưng giai đoạn 1.

Ông Đỗ Viết Chiến - Nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng cho rằng, việc giãn dân khu vực phố cổ được cho là rất khó khăn vì đây là một khu vực rất tấp nập, thuận lợi làm ăn buôn bán và từ lâu đã trở thành “nồi cơm” của rất nhiều hộ gia đình.

“Trong giai đoạn 1 của đề án giãn dân này, nhiều hộ dân đã nhận nhà nhưng sau đó lại quay trở lại khu phố cổ để sinh sống. Do vậy nếu muốn người dân phố cổ đồng ý di chuyển hẳn ra bên ngoài TP Hà Nội cần có giải pháp, cơ chế phù hợp và quyết liệt hơn” - ông Chiến nhấn mạnh.

Dưới đây là một số hình ảnh do PV ghi lại được.

nh_5

Mặc dù đã hoàn thiện nhiều năm nay nhưng những căn nhà ở dự án này vẫn im lìm

nh_5

Tầng trệt của một block được tận dụng làm nơi chứa vật liệu xây dựng và nơi ở cho công nhân

nh_6

Ở một block khác cũng được tận dụng làm nơi ở cho công nhân.

nh_7

Hành lang của một căn hộ ở tầng 2 được công nhân sử dụng làm nơi phơi quần áo

nh_8

Khoảng đất trống bên cạnh một tòa nhà là nơi trồng rau


Diệu Hoa