|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Đây là cách Apple có thể trở thành công ty 1 nghìn tỷ USD

13:36 | 07/08/2017
Chia sẻ
Apple đã trở thành công ty lớn nhất trên thế giới, và giờ là thời điểm để bắt đầu câu hỏi khác: Liệu Apple có trở thành một công ty 1 nghìn tỷ USD? Tất cả mong đợi đều dồn vào quý tới đây.
 

Với báo cáo thu nhập khả quan, tuần qua chứng kiến đà tăng đáng kinh ngạc của cổ phiếu Apple, dự báo một đợt ra mắt iPhone đầy tiềm năng.

day la cach apple co the tro thanh cong ty 1 nghin ty usd
Liệu Apple có trở thành một công ty 1 nghìn tỷ USD?

Vốn thị trường của Apple giờ đã lên hơn 800 tỷ USD. Trong năm nay, cổ phiếu của Apple đã tăng gần 35%. Nếu cam kết của Apple đáp ứng hoặc vượt qua những kỳ vọng của Phố Wall vào tháng 9, nhà đầu tư sẽ sớm nhìn thấy vốn hóa Apple có thể cán mốc 1 nghìn tỷ USD hay không.

Quý III đầy tiềm năng, một lượng tiền mặt hàng trăm tỷ USD, một loạt sản phẩm mở rộng hơn bao giờ hết và tin tức tốt lành trong nửa cuối năm, nhà đầu tư sẽ sớm có câu trả lời. Một vài nhân tố quyết định Apple có thể đạt được cột mốc quan trọng và mang tính biểu tượng không hề nhỏ.

IPhone bom tấn ra lò

Đây là một nhân tố rõ ràng. Hoạt động kinh doanh cốt lõi của Apple là sự phản chiếu trong túi tiền của người tiêu dùng. Đó là cách tương tác với Internet, những dịch vụ trực tuyến, kênh giao tiếp cốt lõi với phần còn lại của thế giới. Nhưng ngay cả khi đi đến điểm cuối của điện thoại thông minh, hoàn thiện kiểu dáng và dùng bao điện thoại thì Apple vẫn ra mắt với cái nhìn và thiết kế mới.

Apple có một cơ sở khách hàng xa xỉ kiên định và sẵn sàng chờ đợi, trong khi những công ty khác khai thác trải nghiệm người dùng mới, thì Apple có thể gói lại trong chiếc điện thoại và chọn những điều tốt nhất trong số đó. Mặc dù trước iOS 7, Apple chưa từng phải tu sửa lại giao diện cho hiện đại hơn, chưa từng phải bỏ đi màu xanh lá trong Game Center. Nhưng các khách hàng vẫn xem sự mới mẻ như một biểu tượng đẳng cấp và cảm giác trải nghiệm lần đầu mới mẻ. Apple từng bị tụt lại phía sau một cách đáng ngờ trong bước chuyển người dùng điện thoại lớn, và sau khi bắt kịp họ mở ra một lượng khách hàng điên cuồng, đưa đến những kỳ kinh doanh tốt nhất lịch sử công ty.

Khóa người dùng vào việc mua iPhone như một “trung tâm” với một danh mục mở rộng các sản phẩm rìa

Apple mở rộng danh mục sản phẩm mới như Apple Watch. Với sự nổi lên của HomePod và AirPods, Apple ngày càng có khả năng chuyển thành một công ty với danh mục các sản phẩm ngách khóa người dùng vào iOS. Tất cả những sản phẩm này đều được hỗ trợ bởi điện thoại, với nhiều trải nghiệm người dùng máy tính đi vào môi trưởng phân bổ như giọng nói, cổ tay và những thứ tương tự, Apple có thể biến iPhone thành trung tâm của các sản phẩm phân bổ này.

Điều này thúc đẩy việc khóa vào khi người dùng phải mua phần trung tâm. IPhone ngày càng mạnh mẽ, dù với những thiết kế lại và nâng cấp, nó vẫn là một miếng kính đa năng. Trải nghiệm người dùng mới đang thành một xu hướng có thể thay đổi cách tương tác với Internet. Phần trung tâm này là việc kinh doanh cốt lõi của Apple.

Kinh doanh những thị trường ngách

Apple luôn là một công ty điện thoại, mỗi sản phẩm tăng thêm có thể vận hành với mức lợi nhuận tự nhiên sẽ mở rộng giá trị của Apple. Từ một công ty “điện thoại” thành công ty “mọi thứ có internet” sẽ cần được định giá lại. Google có thời điểm vượt qua Apple trở thành công ty có giá trị lớn nhất trên thế giới, nhưng ít nhiều gì cũng đã trở lại thực tại rằng nó là công ty quảng cáo và chưa cho thấy triển vọng trở thành thứ gì đó trọn gói trong cách con người tương tác với internet.

Amazon, Google và Apple đều đang khai thác các mảng ngách này. Amazon là nơi mua sắm, Google là tìm kiếm mọi thứ. Google là nắm quyền với Android, vốn hỗ trợ cho đa số thiết bị, trong khi đó Apple là một công ty thiết bị thuần túy. Mỗi thiết bị, dịch vụ tăng thêm đều tạo nên vòng lặp khóa người dùng ngày càng sâu sắc, từ đó tạo thêm giá trị gia tăng cho công ty.

Xây dựng một doanh nghiệp dịch vụ đáng kinh ngạc ở Phố Wall

Apple có lợi thế lớn Phố Wall vì họ có thể để những thỏa thuận nội dung đưa vào thực tế. Lợi thế của việc xây dựng loại hình kinh doanh này là có thể nhất quán và tiếp tục phát triển theo quy trình. Facebook có thể tạo ra hệ thống tin nhắn khổng lồ với Facebook Messenger chỉ bằng cách dẫn người dùng tới chương trình, và Apple cũng có thể làm tương tự với những sản phẩm như Apple Music.

Sự nhất quán giúp Apple giữ kết quả kinh doanh ổn định. Amazon như một ví dụ, mảng bán lẻ của họ có biên lợi nhuận thấp nhưng mảng dịch vụ tạo ra thu nhập hiệu quả. Nhờ đó, một trong những mảng kinh doanh có thể trở thành dòng thu hàng tỷ USD của Amazon trong tương lai.

Apple cho rằng mảng kinh doanh dịch vụ sẽ sớm đưa công ty lên tầm cỡ trong top Fortune 100. Điều này khả thi khi mà những nhà phát triển xây dựng cho App Store và Apple những dịch vụ gia tăng như Apple Music. Nếu mảng kinh doanh này hoạt động tốt, nó sẽ trở thành một phần tăng thêm cho công ty.

Bỏ Phố Wall qua một bên

Nhà đầu tư cốt cán Carl Icahn đã gây áp lực cho Apple để chi cổ tức nhiều hơn trước lượng tiền mặt khổng lồ (và vẫn đang tăng) cho nhà đầu tư kể từ năm 2013.

Những khoản trích nhỏ này rất quan trọng đối với nhà đầu tư, cũng như nhà đầu tư dài hạn cần những khoản thu nhập gia tăng theo thời gian. Nó có thể ở dạng mua cổ phiếu quỹ và cổ tức, cho phép nhà đầu tư có cơ hội bắt kịp giá trị cổ phiếu đang trong xu hướng tăng.

Để đạt được mốc 1 nghìn tỷ USD, Apple sẽ phải nổi trội mọi thứ sau. Tăng thêm 200 tỷ USD vốn hòa đòi hỏi sự cam kết rất lớn để đạt được. Cổ phiếu Apple nhảy vọt đầu tuần qua có thể được thiết lập cho quý tiếp theo, song cũng không loại trừ khả năng quay đầu giảm. Họ phải tiếp tục các mảng kinh doanh có giá trị hoặc buộc phải nghĩ lại Apple làm gì để có được dựa trên thu nhập của nó.

Vào cuối tuần trước, Apple vẫn còn xa mốc 1 nghìn tỷ USD. Nhưng không lâu trước đây chúng ta đã tự hỏi có thể Apple sẽ trở thành công ty giá trị nhất thế giới hay không. Mảng kinh doanh iPhone bị đình trệ và công ty chững lại trong năm vừa qua, nhưng sau đó với chisc iPhone mới, dự kiến Apple có một quý kế tiếp khả quan hơn.

Thành Nguyên/Techcrunch