Theo UBND tỉnh Cà Mau, tính đến nay, tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 (bao gồm năm 2021 chuyển sang năm 2022) đạt trên 1.831 tỷ đồng, bằng 45,4% kế hoạch vốn được phân bổ chi tiết.
Trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp quan trọng và hiệu quả nhằm phục hồi tăng trưởng kinh tế, bù đắp cho suy giảm xuất khẩu của Việt Nam.
Báo cáo Quốc hội về tình hình thực hện dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, trong 10 dự án thành phần đang triển khai xây dựng, 6 dự án thành phần vẫn có khối lượng thi công chậm so với kế hoạch yêu cầu.
8 tháng đầu năm, tỷ lệ giải ngân đầu tư công vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài trung bình cả nước đạt 15,48% kế hoạch vốn được giao. Bộ Tài chính yêu cầu các bộ ngành và UBND các tỉnh, thành phố đẩy mạnh giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài năm 2022.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký ban hành Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 15/9/2022 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022.
Ngày 29/8, Chính phủ đã giảm kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ GTVT với số tiền 31.396 tỷ đồng để tăng cho 7 địa phương thực hiện dự án Vành đai 3 (TP HCM) và vành đai 4 (Hà Nội).
Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ là dự án trọng điểm phải hoàn thành trong năm 2023 nhằm thông tuyến cao tốc từ Tp. Hồ Chí Minh đi Cần Thơ. Tuy nhiên, sau gần 20 tháng thi công, tuyến cao tốc này vẫn chưa đạt 50% khối lượng.
Ngày 31/8, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đối với một số bộ, ngành, địa phương.
Theo các chuyên gia, trong nhiều năm nay, vẫn chưa có bất kỳ trường hợp nào bị xử lý vì để chậm giải ngân vốn đầu tư công khiến vấn đề này lặp đi lặp lại năm này qua năm khác.
Theo các chuyên gia, bên cạnh các khó khăn mới như việc giá vật liệu tăng cao hay thiếu hụt nguyên vật liệu làm dự án gây ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân các dự án trọng điểm thì việc giải ngân vốn đầu tư công chậm còn phản ánh nhiều vấn đề cố hữu từ xưa đến nay.
Theo TS Võ Trí Thành, cho dù nền kinh tế đang khát vốn và kỳ vọng cao vào đầu tư công, song thực tế cũng cho thấy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nhiều năm qua luôn là một bài toán không dễ giải.
Theo Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường, có tình trạng "xếp hàng nhận chỗ" trong danh mục đầu tư công trung hạn gây ra lãng phí nguồn tiền, lãng phí cơ hội, đặc biệt là lãng phí cơ hội đối với dự án đang cần triển khai nhưng không nằm trong danh mục.
Trong chiều nay (9/8), Chính phủ đã trình UBTVQH cho ý kiến về 114 dự án của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương với dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách Trung ương trong nước là 96,3 nghìn tỷ đồng.
Dù dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, các hoạt động kinh tế-xã hội dần phục hồi nhưng việc giải ngân vốn đầu tư công vẫn vẫn “ì ạch” so với kế hoạch, với nhiều tỉnh, thành có tỷ lệ giải ngân thấp.
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.