|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

DATC vẫn chỉ nên như trước đây

16:17 | 01/10/2018
Chia sẻ
Bộ Tài chính đang dự thảo nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Công ty TNHH một thành viên Mua bán nợ Việt Nam (DATC). Bối cảnh đưa ra nghị định mới này, theo Bộ Tài chính, là sau một thời gian hoạt động, DATC đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế hoạt động. Ngoài ra còn có sự thay đổi thị trường mua, bán nợ cũng như so sánh sự tương đồng về nhiệm vụ với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)...
datc van chi nen nhu truoc day DATC bán đấu giá tài sản tại Kho Gas Minh Quang với giá khởi điểm 185 tỷ đồng
datc van chi nen nhu truoc day DATC kế hoạch lãi giảm, sẽ xử lý nợ SBIC, Vinalines, Vinataba trong năm 2018
datc van chi nen nhu truoc day

Do đó, theo dự thảo nghị định mới, DATC được mở rộng phạm vi đối tượng hoạt động, bổ sung một số chức năng, nghiệp vụ trong việc mua, bán, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như khả năng xử lý tài sản, thu hồi nợ. Công ty cũng được ưu tiên mua, xử lý nợ và tài sản của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu để hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu.

Cụ thể, về chức năng nhiệm vụ, DATC có thêm chức năng là công cụ của Chính phủ tham gia xử lý nợ xấu của các tổ chức kinh tế, tham gia hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ có tổ chức và có sự quản lý của Nhà nước. Lưu ý, đây là chức năng tương đồng so với VAMC. Về hoạt động, dự thảo nghị định bổ sung một số nội dung như DATC tiếp nhận nợ và tài sản của các đơn vị sự nghiệp công lập khi thực hiện cổ phần hóa theo quy định. DATC cũng tiếp nhận các tài sản khác theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng, là các tài sản tồn đọng, các tài sản gắn với xử lý nợ để tiếp tục đầu tư khai thác hoặc xử lý thu hồi cho Nhà nước.Do đó, theo dự thảo nghị định mới, DATC được mở rộng phạm vi đối tượng hoạt động, bổ sung một số chức năng, nghiệp vụ trong việc mua, bán, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như khả năng xử lý tài sản, thu hồi nợ. Công ty cũng được ưu tiên mua, xử lý nợ và tài sản của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu để hỗ trợ cho quá trình tái cơ cấu.

Liên quan đến việc bổ sung nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn cho DATC như trên, có hai câu hỏi cần được làm rõ. Thứ nhất, sự bổ sung này có thực sự cần thiết không? Và thứ hai, DATC có hỗ trợ hữu hiệu cho việc xử lý nợ xấu ở Việt Nam hay nó lại chồng chéo với VAMC và các tổ chức mua bán nợ xấu khác?

Về câu hỏi thứ nhất, cần biết rằng tiền thân của DATC là Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, được thành lập theo Quyết định số 109 ngày 5-6-2003 của Thủ tướng. Công ty này thực hiện đồng thời hai chức năng là công cụ của Chính phủ để hỗ trợ cho quá trình sắp xếp, tái cơ cấu DNNN và tổ chức kinh doanh theo cơ chế thị trường. Nhiệm vụ chủ yếu của DATC gồm: tiếp nhận và xử lý nợ, tài sản loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu DNNN; tiếp nhận và xử lý nợ, tài sản theo chỉ định của Thủ tướng; mua và xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng theo cơ chế thị trường...

Việt Nam đã quyết tâm cổ phần hóa, thoái vốn, thu nhỏ khu vực DNNN, giảm thiểu thành lập mới DNNN thì việc bổ sung chức năng và nhiệm vụ, tăng quy mô hoạt động (và theo đó là Nhà nước phải rót thêm vốn điều lệ) cho DATC để “lấn sân” và “giẫm chân” lên VAMC cũng như các tổ chức và cá nhân khác là điều cần tránh.

Căn cứ vào các văn bản pháp luật để ban hành Quyết định 109 của Thủ tướng, gồm Luật DNNN và Nghị định 69/2002 về quản lý và xử lý nợ tồn đọng với DNNN thì có thể thấy DATC ban đầu được hình thành để phục vụ đối tượng là DNNN. Nhưng theo dự thảo nghị định mới thì DATC có đối tượng phục vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nói chung, không còn bó gọn trong phạm vi DNNN nữa.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi liệu có cần thiết bổ sung chức năng và nhiệm vụ của DATC sẽ tùy thuộc vào việc liệu Nhà nước có cần phải thành lập một tổ chức xử lý nợ xấu mới thuộc sở hữu nhà nước (bên cạnh VAMC) để xử lý nợ của các tổ chức kinh tế phi nhà nước không? Nếu câu trả lời là “không” (nên là như vậy và sẽ được nói thêm ở phần sau), thì rõ ràng là DATC chỉ nên có chức năng và nhiệm vụ giới hạn liên quan đến DNNN như trước đây mà thôi (với một chút sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn, chẳng hạn về mua, tiếp nhận và xử lý nợ xấu và tài sản của đơn vị sự nghiệp công lập). Nói cách khác, không cần phải đưa ra quá nhiều thay đổi căn bản về chức năng và nhiệm vụ của DATC như trong dự thảo nghị định.

Về câu hỏi thứ hai - DATC cạnh tranh hay bổ trợ cho VAMC, câu hỏi này chỉ thích hợp khi Chính phủ vẫn quyết định bổ sung chức năng và nhiệm vụ cho DATC như dự thảo nghị định. Khi đó, hoạt động của DATC sẽ vừa bổ trợ, đồng thời cạnh tranh với VAMC trong việc xử lý nợ xấu.

Cụ thể hơn, VAMC chỉ (được phép) mua, bán, xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng (TCTD), trong khi DATC, nếu theo đúng dự thảo nghị định, sẽ được mua, bán, xử lý nợ xấu không chỉ từ các tổ chức kinh tế nói chung (gồm cả TCTD), mà còn cả cá nhân. Thêm nữa, trong khi VAMC đang kiến nghị được Nhà nước cấp thêm vốn để mua nợ xấu bằng tiền (ngoài mua bằng trái phiếu đặc biệt), thì DATC lại mua nợ hoàn toàn bằng tiền. Xét trên những đóng góp có tính bổ sung này thì rõ ràng là DATC với chức năng và nhiệm vụ mở rộng sẽ có ích cho xử lý nợ xấu ở Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng vì DATC - một DNNN hạng đặc biệt - mua nợ xấu hoàn toàn bằng tiền (và coi như dùng tiền ngân sách) thì vô hình trung DATC sẽ cạnh tranh trực tiếp với không chỉ VAMC mà còn với các tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu phi nhà nước và cá nhân khác.

Trên hết, với sự bổ sung như dự thảo nghị định, DATC được xem là một DNNN mới được thành lập để kinh doanh trong lĩnh vực mua bán nợ xấu (của cá nhân và tổ chức kinh tế phi nhà nước) - lĩnh vực mà Nhà nước không cần, không nhất thiết phải tham gia, ít nhất vì cá nhân và tổ chức kinh tế phi nhà nước hoàn toàn có thể đảm đương được. Vì vậy, về nguyên tắc, Nhà nước không cần trao thêm cho DATC chức năng mua bán, xử lý nợ xấu của tổ chức và cá nhân khác ngoài DNNN và các đơn vị sự nghiệp công lập.

Quan trọng hơn, Việt Nam đã quyết tâm cổ phần hóa, thoái vốn, thu nhỏ khu vực DNNN, giảm thiểu thành lập mới DNNN thì việc bổ sung chức năng và nhiệm vụ, tăng quy mô hoạt động (và theo đó là Nhà nước phải rót thêm vốn điều lệ) cho DATC để “lấn sân” và “giẫm chân” lên VAMC cũng như các tổ chức và cá nhân khác là điều cần tránh. Vì thế, như nói ở đoạn trên, DATC chỉ nên được giới hạn ở việc mua bán xử lý nợ xấu liên quan đến DNNN và các đơn vị sự nghiệp công lập mà thôi.

Xem thêm

Ngọc Phan

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.