|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chuyển động thị trường

Đánh giá tiềm năng giảm tác hại của thuốc lá mới: Yếu tố quan trọng để quyết định cách thức quản lý

08:00 | 26/06/2024
Chia sẻ
Thế giới đã nỗ lực nghiên cứu ra thuốc lá thế hệ mới như là một giải pháp thay thế ít độc hại hơn so với thuốc lá điếu. Việc này đã và đang được chứng minh bởi các báo cáo khoa học quốc tế và các chuyên gia cho rằng tiềm năng giảm tác hại nên được xem căn cứ nền tảng để đề xuất chính sách quản lý thuốc lá thế hệ mới, bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng.

Cũng theo các chuyên gia này, những hướng tiếp cận nhằm chối bỏ thuốc lá thế hệ mới chỉ giúp tăng sự bảo hộ cho tính "độc quyền" của sản phẩm thuốc lá độc hại nhất, đó là thuốc lá điếu đốt cháy truyền thống đang được sản xuất, phân phối và kinh doanh hợp pháp trên toàn cầu.

Từ Á sang Âu: giảm tác hại thuốc lá bằng những sản phẩm ít tác hại hơn

Năm 2022, Philippines đã ban hành Đạo luật Cộng hòa số 11900, còn gọi là "Đạo luật quản lý các sản phẩm nicotin hóa hơi và không chứa nicotin" để quản lý các sản phẩm nicotin hóa hơi và không chứa nicotin và các sản phẩm thuốc lá mới. 

Đạo luật ra đời nhằm mục đích giảm thiểu tác hại do hút thuốc gây ra bằng cách thiết lập một khung pháp lý mạnh mẽ cho việc nhập khẩu, sản xuất, bán và phân phối các sản phẩm nicotin và không chứa nicotin dạng hóa hơi. Luật này hứa hẹn sẽ giúp bảo vệ trẻ vị thành niên và hạn chế các hoạt động liên quan đến thuốc lá xung quanh trường học.

Năm 2022, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá và các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới/sản phẩm hóa hơi lên tới gần 3 tỷ USD đã được Philippines tài trợ cho các dịch vụ quan trọng của chính phủ, chăm sóc sức khỏe toàn dân, các dự án cơ sở hạ tầng và phục hồi sau đại dịch COVID-19. Nước này cũng đang nghiên cứu "Đạo luật chống phá hoại kinh tế nông nghiệp" để chống buôn lậu thuốc lá.

 Nguồn:Annu Rev Public Health 2018

Trước đó, theo thang điểm về tác hại của các loại sản phẩm thuốc lá của Annu Rev Public Health 2018, có thể thấy các sản phẩm thuốc lá điếu có quá trình đốt cháy được xếp vào nhóm “Cực kỳ độc hại”, trong đó thuốc lá điếu truyền thống có điểm tác hại cao nhất là 100 điểm. Thuốc lá điện tử chỉ ở mức điểm 3 thuộc nhóm “Ít có hại hơn nhiều” thể hiện rõ mức độ giảm tác hại đáng kể.

Và cuối cùng, nhóm “Không có hại” là khi không sử dụng bất kỳ sản phẩm thuốc lá nào. Từ thang điểm này, chúng ta có thể khẳng định lần nữa, không sử dụng thuốc lá hoặc cai thuốc lá hoàn toàn là phương án tối ưu nhất. Tuy nhiên, nếu không thể cai thuốc, thay vì sử dụng loại sản phẩm ở nhóm “Cực kỳ độc hại” người hút thuốc lá điếu có thể chuyển đổi sang sản phẩm ở nhóm “Ít có hại hơn nhiều” để dần dần tiến đến việc cai thuốc lá hoàn toàn.

Theo báo cáo vào tháng 9/2022 của Văn phòng Cải thiện Sức khỏe và Bất bình đẳng Y tế mang tên “Vaping Nicotine in England” (Tạm dịch: sdụng thuốc lá điện tnicotine ở Anh): Hơn một nửa số người từng hút thuốc lá điện tử dùng thuốc lá điện tử để giúp họ cai thuốc lá hoàn toàn hoặc để giúp họ cai thuốc lá. Điều này cho thấy nhiều người từng hút thuốc sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử để ngăn ngừa tái nghiện thuốc lá điếu.

Học viện Y khoa Quốc gia Pháp cho rằng: “Người ta xác định rằng thuốc lá điện tử ít nguy hiểm hơn thuốc lá điếu. Do đó, người hút thuốc nên sử dụng thuốc lá điện tử. Kể từ năm 2016, Cơ quan Y tế Cấp cao (HAS) coi đây là “một biện pháp hỗ trợ để ngăn chặn hoặc giảm bớt việc tiêu thụ thuốc lá của những người hút thuốc.”

Còn Thụy Điển thúc đẩy việc sử dụng các dạng thuốc lá và nicotin không đốt cháy ít độc hại hơn như túi ngậm chứa nicotin và thuốc lá điện tử… Chỉ ra thành công đáng chú ý của Thụy Điển, Giáo sư Zimlichman, Giám đốc Viện Nghiên cứu Tim mạch Brunner thuộc Khoa Y Sackler, Đại học Tel Aviv , Israel chỉ ra rằng: “Ở Thụy Điển, việc chuyển sang các giải pháp thay thế không khói đã giúp giảm 70% số ca tử vong liên quan đến hút thuốc so với các nước láng giềng”.

Giáo sư Zimlichma cũng nhấn mạnh bằng chứng từ các quốc gia như Thụy Điển, Nhật Bản và Vương quốc Anh đang rất thuyết phục. Áp dụng các chiến lược giảm thiểu tác hại, chẳng hạn như chuyển sang các hệ thống phân phối nicotin thay thế, đã dẫn đến sự giảm đáng kể về tỷ lệ tử vong và kết quả sức khỏe cộng đồng được cải thiện và hiệu quả”.

 

Đầu tháng 2/2024, trong bài viết mới nhất trên tạp chí y tế hàng đầu thế giới The Lancet, hai giáo sư đồng thời nguyên là lãnh đạo của WHO, Robert Beaglehole và Ruth Bonita, một lần nữa nhắc lại tầm quan trọng của chiến lược giảm tác hại thông qua những dữ liệu thực tế từ các quốc gia đã áp dụng và mong muốn Tổ chức này xem xét hướng tiếp cận này trên cơ sở giảm tỷ lệ tử vong do hút thuốc lá gây ra.

Trong nội dung bài viết, hai giáo sư nêu rõ các nước phát triển như New Zealand, Thụy Điển, Na Uy, Anh, Nhật Bản, các nước thuộc liên minh Châu Âu… đều không cấm các sản phẩm thuốc lá không khói thế hệ mới (thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng). Trong khi đó cũng một số ít quốc gia cấm thuốc lá thế hệ mới nhưng chủ yếu là các quốc gia có thu nhập thấp.

Các giáo sư đánh giá rằng việc phản đối các sản phẩm thuốc lá giảm tác hại (thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng) của WHO là không có cơ sở, đồng thời còn bị tác động quá mức từ những người chỉ chấp nhận cai hoàn toàn nicotine. Hướng tiếp cận như vậy chỉ càng bảo hộ cho tính "độc quyền" của sản phẩm thuốc lá độc hại nhất, đó là thuốc lá điếu đốt cháy truyền thống.

Có thể thấy, các nước trên thế giới đã nhìn nhận tích cực hơn về vai trò của thuốc lá thế hệ mới trong việc giảm tác hại của thuốc lá. Tại Hội nghị Các bên về Kiểm soát thuốc lá lần thứ 10 (COP10) vừa tổ chức từ ngày 5-10/2/2024, các chuyên gia kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá công tâm về những dữ liệu này. Đại biểu các quốc gia cũng đồng ý thành lập nhóm chuyên trách để tiếp tục xem xét, đánh giá và đưa ra khuyến nghị thích hợp vào kỳ họp COP11 (dự kiến sau 2 năm) đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng thay vì đưa ra kết luận tại kỳ họp năm nay.

Việt Nam: cần một cách tiếp cận đúng theo thực tiễn toàn cầu

Ở nước ta, Bộ Công Thương và Bộ Y tế hiện vẫn chưa đạt được thống nhất trong quan điểm về thiết kế chính sách quản lý thuốc lá thế hệ mới. Các báo cáo gần đây của cơ quan chức năng đã chỉ rõ cơ chế vận hành và thành phần có trong thuốc lá mới, tác hại của sản phẩm này nhưng chưa xét đến các báo cáo khoa học quốc tế đã được công bố về tiềm năng giảm rủi ro.

Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 4/6/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, sản phẩm thuốc lá thế hệ mới bao gồm cả thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng thì chưa được định nghĩa cụ thể trong luật hiện hành và đây là một “khoảng trống pháp lý” cần được bổ sung.

Trong thời gian Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ ngành liên quan tham mưu cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách quản lý chặt chẽ, có cơ chế quản lý rõ ràng đối với thuốc lá điện tử, khắc phục khoảng trống về pháp lý trong lĩnh vực này, tạo cơ sở để các ban ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, có căn cứ pháp luật. Bộ Công thương cũng đã đề xuất Bộ Y tế đánh giá toàn diện về thuốc lá mới trên góc độ khoa học, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và phòng chống tác hại của thuốc lá.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Quốc hội.

Tại phiên giải trình, Bộ Y tế được đề nghị chủ trì phối hợp nghiên cứu, đánh giá tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để công bố thông tin chính thức về tác hại của các sản phẩm này trước khi đề xuất chính sách quản lý.

Trước đó, phát biểu chỉ đạo tại Phiên giải trình về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng sáng ngày 4/5, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đề nghị nhận diện đúng về thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng và và đánh giá tác hại của các loại thuốc này.

Ông Mẫn, khi đó là Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, nhấn mạnh: “Quản lý phải trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, bằng chứng thực tiễn, cũng như trên cơ sở phân tích các tác động đến người tiêu dùng, doanh nghiệp, năng lực cơ quan quản lý Nhà nước”.

Theo đó, Chính phủ, cụ thể là Bộ Y tế và các cơ quan liên quan được kỳ vọng các báo cáo thu thập bằng chứng nghiên cứu đầy đủ về khoa học đối với thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng để làm căn cứ đưa ra các đề xuất.

Trả lời phỏng vấn của Truyền hình Quốc hội ngày 5/6/2024, ông Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, cũng nhấn mạnh: “Cần thiết có sự nghiên cứu, công nhận, công bố chính thức của các cơ quan chức năng về quản lý Nhà nước liên quan đến lĩnh vực thuốc lá này”.

Theo ông Hạ, cần có đầy đủ thông tin khoa học, dựa trên những công bố chính thức, những nghiên cứu cụ thể, thậm chí là pháp lý và thực tiễn kinh nghiệm của quốc tế để có cách ứng xử đúng với thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử.

Trước những ý kiến này cùng với những bằng chứng, dữ liệu khoa học về thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng từ những tổ chức y tế uy tín và các chính phủ trên thế giới, các cơ quan hoạch định chính sách tại Việt Nam cần tham khảo thông tin đa chiều, toàn diện về sản phẩm, thực trạng thị trường cũng như các kinh nghiệm quản lý thuốc lá thế hệ mới trên thế giới…

Từ đó có thể xây dựng một chính sách quản lý hiệu quả cho cả thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng, góp phần vào mục tiêu giảm thiểu tác hại thuốc lá, đảm bảo trật tự kinh doanh và tăng nguồn thu ngân sách từ thuế.

Bích Thu