|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Đằng sau nỗ lực thu hút các ông lớn công nghệ tới Việt Nam sản xuất

08:05 | 08/11/2022
Chia sẻ
Khi các “ông lớn” công nghệ muốn đa dạng hoá hoạt động sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc, Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng lợi.

Hải Phòng nổi lên như một khu vực công nghiệp phát triển nhanh tại Việt Nam khi nhiều nhà sản xuất điện tử mở “cứ điểm” của mình tại đây giữa lúc khu vực phía Nam đã dần trở nên quá đông đúc, theo Rest of World. Sự lạc quan đang bao trùm nơi đây. “Chúng tôi không chỉ bán đất, chúng tôi bán tương lai”,Hoang Vinh Tuan, một quản lý tại Khu công nghiệp Deep C, nói với Rest of World.

 Một nhà máy sản xuất xe điện tại Hải Phòng. (Ảnh: Getty). 

Tại một trong những khu phức tạp công nghệ cao của Deep C, một cơ sở mới đang nhộn nhịp hoạt động với các công nhân của Pegatron, đối tác cung ứng Đài Loan của nhiều công ty như Microsoft hay Apple. Bên trong, công nhân đang lắp ráp các sản phẩm như máy chơi game. Bên kia đường, một cơ sở hạ tầng khác đang dần được hình thành. Đây là nơi Sirtec, một đối tác cung ứng các linh kiện cho Apple khác, sẽ đặt nhà máy.

Đây là một phần của bức tranh hạ tầng công nghiệp bùng nổ tại miền Bắc Việt Nam. “Trong 5 năm qua, chúng tôi bán được hơn 50% những gì chúng tôi bán được trong 20 năm hoạt động đầu tiên”, Bruno Jaspaert, tổng giám đốc Deep C, nói. Phần lớn khách hàng là các công ty quốc tế. Trong vài tuần tiếp theo, ông Bruno Jaspaert lên kế hoạch tới Đài Loan để tìm kiếm và mời gọi thêm các công ty đến Hải Phòng.

Khi Appele, Microsoft và nhiều công ty khác muốn đa dạng hoá hoạt động sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc vào năm 2019, lý do cho động thái này đến từ những căng thẳng thương mại Mỹ - Trung dưới thời tổng thống Donald Trump. Đến nay, họ có thêm nhiều lý do khác để làm điều này: chính sách “zero-COVID” nghiêm khắc của Trung Quốc và Mỹ hành động mạnh mẽ để bảo vệ chuỗi cung ứng công nghệ. Hoạt động sản xuất phụ thuộc lớn vào Trung Quốc đang trở nên rủi ro hơn bao giờ hết.

Việt Nam có nhiều bước nhảy để thu hút các nhà sản xuất công nghệ. Từ miễn thuế, xây dựng hạ tầng mới cho tới tham gia nhiều thoả thuận thương mại tự do, cam kết đạt trung hoà carbon vào năm 2050, Việt Nam đang làm mọi thứ để thu hút các hãng công nghệ muốn mở rộng “cứ điểm” sản xuất.

Rest of World đã có nhiều cuộc trò chuyện với các đơn vị cung ứng công nghệ Việt Nam, các nhóm công nghiệp và các chuyên gia. Nhiều người trong số họ cảm thấy hào hứng với tốc độ thay đổi song không ít lo ngại rằng các công ty địa phương sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Dù sao đi nữa, hạ tầng cũng đang được cải thiện với tốc độ nhanh. Ở Bắc Giang, nằm rải rác giữa những mảnh đất trống, cây cỏ mọc um tùm và các công ty tuyển dụng là những quảng cáo rầm rộ về “chỗ ở cao cấp” dành cho công nhân viên các nhà máy công nghệ. Những chỗ ở này nhắm đến đối tượng là các cán bộ quản lý người nước ngoài. Khi Rest of World tới thăm vào tháng 8, một nửa trong số các chỗ ở này vẫn bỏ trống đợi người tới ở.

Cùng thời điểm, đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái đã đi vào hoạt động từ tháng 9 cho pép hành khách có thể di chuyển từ Hải Phòng đến Thâm Quyến chỉ trong 12 giờ. Đường cao tốc này mới đến mức chưa có cả trạm xăng dọc đường. Gần đó, sân bay Cát Bi được mở rộng rộng để mở thêm nhà ga hành khách và hàng hoá mới.

Pham Minh Hoang, một quản lý dự án tại Công ty Cổ phần Xây lắp Hải Long, nói với Rest of World rằng khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung mới xuất hiện, nhiều nhà cung ứng công nghệ Trung Quốc nhỏ đã tìm đến họ. Khi COVID-19 bùng nổ, nhiều công ty Trung Quốc thậm chí giám sát việc xây dựng qua video từ Trung Quốc để quyết tâm giữ tiến độ. Dù vậy, gần đây, nhiều công ty lớn cũng đã tìm đến công ty của anh: Năm nay, Hải Long phát triển khung thép cho một nhà máy mới của LG Display và kí một hợp đồng với Amkor Technology, một nhà sản xuất bán dẫn ở Mỹ.

“Chúng tôi khá bận rộn”, ông Hoang nói. “Các dự án ngày càng có quy mô lớn hơn và yêu cầu cao hơn”.

 Công nhân đi làm tại Khu công nghiệp Vân Trung, Bắc Giang. (Ảnh: Bloomberg). 

Apple là một trong những công ty đang có các hành động nhanh chóng và quyết liệt để dần giảm phụ thuộc vào sản xuất ở Trung Quốc. Apple chuyển một phần hoạt động sản xuất iPad, Apple Watch, MacBook và AirPods tới Việt Nam và đang lắp ráp iPhone 13 và 14 ở Ấn Độ. Năm 2015, chỉ có 8 đối tác cung ứng của Apple tại Việt Nam. Hiện tại, con số này là 26, phần lớn trong số này bắt đầu có mặt từ năm 2019, một năm sau khi những căng thẳng thương mại Mỹ - Trung nổ ra.

Dù vậy, không cái tên nào trong số trên là công ty Việt Nam. Vì vậy, các công ty công nghệ địa phương không có chung sự hứng khởi như các công ty bất động sản hay xây dựng.

“Việt Nam trải thảm đỏ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Về cơ bản, Việt Nam đưa ra nhiều ưu đãi thuế, nếu không, họ sẽ chuyển sang quốc gia khác trong chớp mắt”, bà Trương Thị Chí Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, nói.

Việt Nam thiết một nhóm các công ty cung ứng nội địa mạnh để bắt đầu, vì thế họ khó có thể hưởng lợi từ hoạt động mới này, ông Timothy Sturgeon, nghiên cứu cao cấp tại MIT, nhận định.

“Apple và các công ty khác đến nhưng họ sẽ phải mang theo các đối tác của họ… và những công ty này đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, gồm cả Trung Quốc”, ông chia sẻ.

Công ty của ông Nguyen Van Man, Công Ty TNHH Sản Xuất Thương Mại In Minh Mẫn, sản xuất tam nhãn và các sản phẩm in cho Samsung, Sharp và Mitsubishi. Thế nhưng khi ông nghe tin Apple vào Việt Nam sản xuất, ông biết rằng mình sẽ khó có cơ hội để hợp tác với họ.

“Nó như thể củ cà rốt và cây gậy. Chúng tôi thấy củ cà rốt nhưng không dễ ăn”, ông Man nói. Đã có kinh nghiệm ở mảng in công nghiệp từ năm 1995, ông thấy hợp đồng của các công ty công nghệ thường vào tay các đối thủ Đài Loan, Nhật Bản hay các đối thủ nước ngoài khác. Ông từng mất một hợp đồng với đối tác Mỹ vì không có sân đủ rộng cho công nhân khi có hoả hoạn xảy ra.

Ông Man cho biết ông đang vận động các công ty Việt Nam hành động để có chỗ trong kế hoạch của các công ty công nghệ lớn sẽ vào Việt Nam bởi lúc này tất cả những gì họ đang làm là “dẫm lên chân nhau”.

Giá bất động sản công nghiệp cũng khiến các công ty nội địa không tiếp cận được các khu công nghiệp tập trung. Bên cạnh đó, việc phát triển các khu công nghiệp cũng thường được chuyển giao cho lĩnh vực tư nhân.

“Một khu các công ty tư nhân được chuyển giao đất, họ chỉ muốn lấp đầy nhanh nhất có thể để tối đa hiệu quả đầu tư”, bà Bình nhận định.

Cạnh tranh nhân sự tại Việt Nam cũng khốc liệt. Tháng 6 năm nay, Foxconn cáo buộc các đối thủ Trung Quốc muốn “câu” nhân sự Việt Nam của họ bằng cách mở một nhà máy ngay bên cạnh.

Dat, một nhân viên Pegatron 20 tuổi, nói với Rest of World rằng anh phỏng vấn với công ty hôm nay và ngày hôm sau đã có thể nhận việc với mức lương cao hơn các nhà máy xung quanh.

Nam Khánh