|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Đằng sau DBD Hồ Tràm – cái tên 'lạ' thách thức Novaland và FLC tại dự án safari 530ha

11:20 | 15/09/2019
Chia sẻ
Ngoài 2 “ông lớn” Novaland và FLC, cuộc đua trở thành nhà đầu tư dự án Safari hơn 530ha tại Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện còn có thêm nhân tố mới, là CTCP DBD Hồ Tràm (viết tắt: DBD Hồ Tràm). DBD Hồ Tràm là một pháp nhân sơ sinh (mới thành lập được 1 tháng) nhưng nên nhớ, ông chủ đằng sau nó không phải tay “mơ”...
Đằng sau DBD Hồ Tràm – cái tên 'lạ' thách thức Novaland và FLC tại dự án safari 530ha - Ảnh 1.

Quy hoạch tổng thể dự án Safari Hồ Tràm. (Ảnh: Internet)

Mới đây, DBD Hồ Tràm đã có buổi làm việc để báo cáo và đề xuất ý tưởng đầu tư khu nghỉ dưỡng Safari với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo đề xuất, Dự án sẽ gồm các chức năng chính như: công viên vườn thú, khu nghỉ dưỡng biển, trung tâm thương mại - dịch vụ - vui chơi giải trí, khu cây xanh sinh thái, công viên nước, trong đó khu dịch vụ giải trí do Tập đoàn Paramount Pictures Corporation (Mỹ) chuyên sản xuất, phát hành phim và công viên giải trí tư vấn ý tưởng.

Dự án safari và Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Châu tại xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do Công ty Cổ phần Đầu tư Vườn thú hoang dã Safari và Khu Du lịch nghỉ dưỡng Bình Châu - Việt Nam (liên doanh Việt Nam - Hồng Kông) làm chủ đầu tư và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2005, UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu năm 2009. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 500 triệu USD.

Tuy nhiên, dự án đã không được triển khai theo như cam kết của nhà đầu tư. Vì thế, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chấm dứt hoạt động dự án, đồng thời đưa vào danh mục các dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư.

Trước đó, đã có 4 nhà đầu tư trong và ngoài nước đã có văn bản đề nghị được đầu tư vào khu đất 530ha này. Trong đó, đáng chú ý có sự xuất hiện của 2 “ông lớn”: Novaland và FLC – những cái tên quen mặt trong các đại dự án địa ốc.

Còn DBD Hồ Tràm, đây vẫn là một cái tên khá xa lạ đối với phần đông thị trường. Thậm chí, chính các ông lớn sẽ cạnh tranh với DBD Hồ Tràm tại dự án này, trong cuộc trao đổi với VietTimes mới đây, cũng thể hiện sự bất ngờ xen lẫn tò mò.

Ai là chủ thực sự của DBD Hồ Tràm?

Theo dữ liệu của VietTimes, DBD Hồ Tràm chỉ mới được thành lập vào đầu tháng 8/2019, có trụ sở tại Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM. Tức là nó mới có lịch sử 1 tháng tuổi khi đề xuất ý tưởng dự án trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đăng ký kinh doanh cho thấy, DBD Hồ Tràm có vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng, được góp vốn bởi 5 cổ đông sáng lập là: Công ty TNHH Phát triển đô thị Đông Bình Dương (sở hữu 30%), Công ty CP Antrip City (sở hữu 25%), Công ty CP Đầu tư Antrip Villa (sở hữu 25%) và 2 cá nhân Phạm Quý Sửu (sở hữu 15%), Võ Như Thành (sở hữu 5%).

Người đại diện theo pháp luật, kiêm Tổng Giám đốc Công ty là ông Đỗ HàDBD Hồ Tràm (Dân tộc Hoa, sinh năm 1949), địa chỉ thường trú số 228/4 đường Hàn Hải Nguyên, Phường 9, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh.

Cơ cấu sở hữu của Đỗ Hà cho thấy sự phân tán giữa các cổ đông. Nhưng thực chất, cổ đông có tiếng nói nhất lại thuộc về một nhóm cá nhân.

Đằng sau DBD Hồ Tràm – cái tên 'lạ' thách thức Novaland và FLC tại dự án safari 530ha - Ảnh 2.

Đằng sau DBD Hồ Tràm.

Đầu tiên phải kể đến cổ đông lớn nhất của DBD Hồ Tràm là Đông Bình Dương (và cũng không loại trừ khả năng thành tố "DBD” chính là cách viết tắt của thương hiệu "Đông Bình Dương").

Đông Bình Dương được thành lập vào tháng 1/2008, gồm các cổ đông sáng lập: Đỗ Quốc Huy (dân tộc Hoa) nắm 70% và CTCP BĐS Thuận Phong (30%) do bà Lý Yến Linh (SN 1950, dân tộc Hoa) làm tổng giám đốc.

Lưu ý rằng cả Đỗ Hà, Đỗ Quốc Huy và Lý Yến Linh đều đăng ký hộ khẩu thường trú tại cùng một địa 228/4 đường Hàn Hải Nguyên, Phường 9, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh. Do đó, rất có khả năng, cả ba cá nhân trên là những người thân trong cùng một gia đình.

Còn tại Antrip City, Đỗ Hà cũng là người có tiếng nói nhất khi nắm giữ tới 60% cổ phần. Như vậy, Đỗ Quốc Huy, Đỗ Quốc Huy là những người có tiếng nói nhất tại DBD Hồ Tràm thông qua Đông Bình Dương và Antrip City (tổng sở hữu 55% DBD Hồ Tràm).

Đằng sau DBD Hồ Tràm – cái tên 'lạ' thách thức Novaland và FLC tại dự án safari 530ha - Ảnh 3.

Một dự án in dấu Đông Bình Dương. (Ảnh: Internet)

Các ông Đỗ Hà, , dù là những cái tên không quá nổi bởi những bước đi của họ trên thị trường địa ốc đều thông qua các pháp nhân khác, chẳng hạn như Đông Bình Dương – chủ đầu tư dự án khu đô thị mới Đông Bình Dương tại thị xã Dĩ An (Bình Dương) có quy mô 126ha. 

Được biết, các cổ đông sáng lập ban đầu của Đông Bình Dương là Công ty Cổ phần Ngoại thương và Phát triển Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (Fideco) và Onshine Investments Ltd (thuộc VinaCapital).

Hay vào cuối năm 2018, ông Đỗ Hà cũng là người nhận chuyển nhượng lại toàn bộ phần vốn góp của CTCP Địa ốc Sài Gòn tại Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Du lịch Phước Lộc – Chủ đầu tư Dự án “Vũng Tàu Golden Complex” rộng 8.816 m2 tại địa chỉ số 28 Thi Sách, phường Thắng Tam, Thành phố Vũng Tàu. 

Tuy vậy, dự án tiếp tục được chuyển giao cho CTCP Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Hưng Thịnh (Hung Thinh Corp) với cái tên mới Vung Tau Pearl.

Dữ liệu của VietTimes cũng cho biết 2 cá nhân họ Đỗ cũng là chủ của nhiều doanh nghiệp khác như Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản An Phú Land, Công ty cổ phần Huy Hoàng Bến Tre, Công ty TNHH MTV Đầu tư Xây dựng HHA,…

Phan Thành

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.