|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

'Đại dự án' NM chế biến thịt lợn tại Hà Nam: Còn nhiều mối lo

17:27 | 28/02/2018
Chia sẻ
Với công suất giết mổ phục vụ chế biến khoảng 1,4 triệu con lợn/năm, khi đi vào hoạt động hết công suất, nhà máy chế biến thịt lợn của Cty CP Tập đoàn Masan tại tỉnh Hà Nam (Cty Masan) sẽ thiếu hụt khoảng trên 1 triệu con lợn/năm.
dai du an nm che bien thit lon tai ha nam con nhieu moi lo Masan xây tổ hợp chế biến thịt 1.000 tỷ đồng tại Hà Nam
dai du an nm che bien thit lon tai ha nam con nhieu moi lo Giá thịt heo chưa hồi phục kéo tụt tăng trưởng của Masan, giá vonfram đưa lợi nhuận MSR tăng 88%

Để đáp ứng nhu cầu này, Masan và tỉnh Hà Nam đã lên kế hoạch tổ chức các chuỗi liên kết chăn nuôi với nông dân để cung cấp nguyên liệu cho NM. Tuy nhiên, làm thế nào để giải quyết đồng bộ được nhiều yêu cầu đối với các vùng chăn nuôi lợn tập trung vẫn còn rất nhiều vấn đề.

dai du an nm che bien thit lon tai ha nam con nhieu moi lo
Khởi công xây dựng NM chế biến thịt lợn của Masan tại Hà Nam ngày 4/2/2018.

Vào ngày 4/2/2018, Cty Masan đã chính thức khởi công dự án Tổ họp Chế biến thịt tại tỉnh Hà Nam. Dự án có công suất giết mổ khoảng 1,4 triệu con lợn/năm, tổng vốn đầu tư trên 1.000 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty Masan cho biết: Mô hình NM chế biến được chuyển giao công nghệ từ Đan Mạch, các thiết bị, dụng cụ, vật liệu tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm trong quá trình SX đều tuân thủ tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA). Đây là quy trình có thể SX sản phẩm thịt mát (fresh chilled meat) - sản phẩm hoàn toàn chưa có mặt trên thị trường Việt Nam.

Dự kiến, NM của Masan tại Hà Nam sẽ đi vào hoạt động từ tháng 9/2018 và sẽ có những lô sản phẩm thịt mát đầu tiên tung ra thị trường Việt Nam vào cuối năm 2018. Tại lễ khởi công dự án này, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã đánh giá tầm quan trọng đặc biệt của NM trong bối cảnh chế biến, giết mổ và tổ chức thị trường, nhất là việc XK sản phẩm của ngành chăn nuôi nước ta đang hết sức hạn chế... Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn của Masan khi đưa NM chế biến có quy mô rất lớn này đi vào hoạt động, đó chính là nguồn nguyên liệu.

“Chăn nuôi tập trung” hay “tập trung chăn nuôi”?

Tại buổi làm việc bàn các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu phục vụ NM chế biến cùng Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh Hà Nam ngày 27/2, ông Nguyễn Kiều Nam, Phó TGĐ Cty Masan cho biết: Hiện tại, Cty này mới chỉ đầu tư được khu chăn nuôi tập trung có quy mô 250 nghìn con lợn/năm ở Quỳ Hợp (Nghệ An) để phục vụ nguồn nguyên liệu cho NM chế biến tại Hà Nam. Mặc dù trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động, công suất NM chưa thể kỳ vọng đạt được sản lượng lớn, tuy nhiên theo công suất tối đa của NM khoảng 1,4 triệu con lợn/năm, về lí thuyết dài hạn, Cty sẽ thiếu hụt khoảng trên 1 triệu con lợn/năm.

Giải bài toán này, Masan hiện đã phối hợp với tỉnh Hà Nam triển khai quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung nhằm liên kết với nông dân để cung cấp nguồn nguyên liệu cho NM. Tuy nhiên, làm sao để vừa xây dựng được các vùng chăn nuôi có quy mô rất lớn, đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn nguyên liệu cho NM, vừa đảm bảo tính bền vững, giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, vừa đáp ứng được định hướng cho XK thịt lợn trong tương lai sẽ là những bài toán hết sức khó khăn trong thời gian tới.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Hà Nam, hiện tại, tỉnh này đã có quy hoạch vùng chăn nuôi lợn nguyên liệu cho NM chế biến thịt của Masan với quy mô mục tiêu đến năm 2025 đạt khoảng 200 nghìn con lợn thịt/lứa, tương đương 400 nghìn con/năm (trong tổng đàn khoảng 1 triệu con toàn tỉnh).

Trong đó giai đoạn 2018-2020, sẽ xây dựng mô hình thí điểm tại xã Ngọc Lũ (huyện Bình Lục) với quy mô diện tích 50 ha, tổng đàn lợn xuất chuồng phục vụ cho Masan khoảng 200 nghìn con/năm. Giai đoạn 2021-2025, sẽ nhân rộng ra 12 địa điểm quy hoạch chăn nuôi lợn tập trung trên toàn tỉnh, đáp ứng 400 nghìn con/năm cho NM của Masan, trong đó chủ yếu tại 2 huyện Bình Lục và Lý Nhân.

Ông Trương Minh Hiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam cho biết: Trước mắt, tỉnh đã quy hoạch được vùng chăn nuôi tập trung khoảng 48 ha tại huyện Bình Lục, trong đó lấy vựa chăn nuôi lợn xã Ngọc Lũ làm trọng tâm cùng 4 xã lân cận. Theo đó, tỉnh sẽ rót ít nhất khoảng 200 tỉ đồng để hỗ trợ giải phóng mặt bằng, lập thành khu chăn nuôi tập trung kiểu mẫu đầu tiên trong tỉnh, thu hút các hộ chăn nuôi có năng lực ra chăn nuôi tại đây để cung cấp nguyên liệu cho Masan...

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám lo lắng: “Chăn nuôi tập trung” và “tập trung chăn nuôi” là hai khái niệm rất khác nhau. Trước đây, nhiều địa phương đã từng thí điểm triển khai đưa các hộ chăn nuôi tập trung về một nơi theo kiểu khu công nghiệp, tuy nhiên đã thất bại bởi quản lí một người một nẻo, khi xẩy ra dịch bệnh thì thiệt hại đồng loạt. Vì vậy theo ông Tám, Hà Nam cần nghiên cứu kỹ mô hình tổ chức chăn nuôi, tốt nhất không nên theo mô hình “tập trung chăn nuôi” theo kiểu khu công nghiệp, mà nên cách ly ra mỗi hộ một nơi riêng biệt trong quy hoạch tổng thể vùng...

Ái ngại ô nhiễm

Tại lễ khởi công NM chế biến thịt lợn tại Hà Nam mới đây, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty Masan khẳng định: Đối với NM chế biến thịt, Masan cam kết đầu tư dây chuyền xử lí nước thải một cách hiện đại, đảm bảo chất lượng nước thải đạt loại A trước khi thải ra môi trường.

dai du an nm che bien thit lon tai ha nam con nhieu moi lo
Môi trường là hậu quả nặng nề chưa có giải pháp tại vựa chăn nuôi lợn tập trung xã Ngọc Lũ (huyện Bình Lục).

Làm việc với Bộ NN-PTNT hôm qua, ông Nguyễn Kiều Nam, Phó TGĐ Cty Masan cũng cho biết: Tại khu chăn nuôi tập trung 250 nghìn con lợn/năm tại Quỳ Hợp (Nghệ An), Masan đã đầu tư dây chuyền xử lí chất thải hiện đại, chiếm 20% tổng kinh phí đầu tư để đảm bảo nước thải đạt loại A, có thể quay vòng sử dụng, đồng thời sử dụng hầm biogas đáp ứng phát điện cho 50% nhu cầu...

Mặc dù vậy, vấn đề môi trường đối với các vùng chăn nuôi tập trung tại Hà Nam mà Cty sẽ liên kết với nông dân trong thời gian tới, sẽ là điều không dễ giải quyết. Và Masan cũng như tỉnh Hà Nam vẫn chưa có phương án cụ thể cho vấn đề này.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám lưu ý: Hiện nay, chỉ với vựa chăn nuôi lợn trọng điểm xã Ngọc Lũ (huyện Bình Lục) có quy mô khoảng 75 nghìn con/năm, nhưng vấn đề môi trường đã hết sức nhức nhối và chưa thể có giải pháp giải quyết triệt để. Vì vậy với quy mô chăn nuôi tập trung cho Masan lên tới 200 nghìn con/năm (tới năm 2020), nếu không có giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường thì sẽ rất nguy hiểm.

Ông Tám đề nghị trong thời gian tới, Masan cùng với Hà Nam cần phải nghiên cứu kỹ các phương án ngay từ đầu, không để tình trạng khi các vùng chăn nuôi tập trung này đi vào hoạt động mà vấn đề môi trường vẫn chưa có phương án xử lí. Bên cạnh đó, Masan nên tìm các đối tác khác về SX phân bón để tận dụng triệt để nguồn chất thải xơ sau xử lí để SX khép kín phân bón vi sinh, không để áp lực về môi trường xẩy ra khi các vùng chăn nuôi đi vào hoạt động.

Cơ chế hợp tác liên kết giữa Masan và các hộ chăn nuôi ra sao để đảm bảo bền vững, hiệu quả cũng đang là vấn đề mà Masan hiện chưa có phương án cụ thể.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, PGĐ Sở NN-PTNT Hà Nam kiến nghị trong thời gian tới, Masan cần phải sớm xây dựng các tiêu chí, quy trình chăn nuôi, phương thức hợp đồng hợp tác liên kết trong chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm giữa hai bên. Đồng thời, hỗ trợ tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch chi tiết khu vực chăn nuôi kiểu mẫu theo tiêu chí của Masan tại xã Ngọc Lũ.

Lê Bền

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.