|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Đại điện Central Group: 70% hộ dân Thái Lan sức nuôi trên 5.000 con gà, tại Việt Nam chỉ 0,2% nuôi được trên 1.000 con

15:52 | 05/06/2018
Chia sẻ
Theo vị Phó chủ tịch điều hành cấp cao của Central Group, Việt Nam cần xây dựng và phát triển mô hình đầu tư canh tác quy mô lớn. Hiện nay, sản xuất còn nhỏ lẻ, làm theo quy mô hộ gia đình, diện tích canh tác còn giới hạn, các cánh đồng mẫu lớn chưa phổ biến, chưa tận dụng được chi phí đầu tư thấp, dẫn đến giá thành sản phẩm cao.
dai dien central group 70 ho dan thai lan suc nuoi tren 5000 con ga tai viet nam chi 02 nuoi duoc tren 1000 con Central Group sẽ chi 1,51 tỷ USD mở thêm cửa hàng ở Việt Nam và Thái Lan
dai dien central group 70 ho dan thai lan suc nuoi tren 5000 con ga tai viet nam chi 02 nuoi duoc tren 1000 con Central Group thúc đẩy thương mại điện tử, cạnh tranh Alibaba và Amazon

Big C cũng giúp quảng bá hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (Vietnam Economic Forum - ViEF) sáng nay, chuyên đề Nông nghiệp "Giải pháp phát triển thương mại cho nông sản Việt", phần tham luận của mình, ông Trần Thanh Hải, Phó chủ tịch điều hành Cấp cao Central Group (Thái Lan) đưa ra nhiều ý kiến đóng góp giải quyết những vấn đề còn tồn đọng với nông nghiệp Việt Nam.

Đại diện tại Việt Nam của đại gia nông nghiệp Thái Lan nhận định, Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi, diện tích đất canh tác trù phú trải dài từ Bắc vào Nam. Nông nghiệp được coi là chìa khóa cho sự phát triển quốc gia. Những năm gần đây, với quyết tâm đổi mới, bên cạnh sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước, Việt Nam còn xuất khẩu lượng lớn nông sản. Nhóm hàng nông sản chính ước tính đạt 18,96 tỷ USD, tăng hơn 16% so với cùng kỳ.

Việt Nam hiện vươn lên thành một trong 5 quốc gia xuất khẩu trên thế giới với một số ngành hàng nông nghiệp điển hình như gạo, cà phê, tiêu đen, hạt điều, cao su miền Nam, rau củ quả Đà Lạt...

"Tháng 7/2016, sau khi hoàn tất chuyển nhượng hợp pháp siêu thị Big C, chúng tôi đã quảng bá hàng Việt ra nước ngoài, giúp Việt Nam tìm kiếm cơ hội xuất khẩu. Hàng năm, chúng tôi tích cực tổ chức tuần lễ Việt Nam tại Thái Lan với quy mô ngày càng lớn, gần đây là chương trình sinh kế cộng đồng, giúp người Việt Nam nâng cao chất lượng cuộc sông, triển khai tại huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi", ông Trần Thanh Hải cho biết.

Ông chia sẻ, Tập đoàn không những bao tiêu sản phẩm với giá cao, mà nông dân còn được chia sẻ kiến thức về hệ thống bán lẻ hiện đại, truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, hậu cần, chương trình hỗ trợ tài chính cho nông dân khi cần thiết.

dai dien central group 70 ho dan thai lan suc nuoi tren 5000 con ga tai viet nam chi 02 nuoi duoc tren 1000 con
Trần Thanh Hải, Phó chủ tịch điều hành Cấp cao Central Group (Thái Lan) cho rằng, nông nghiệp là chìa khoá cho sự phát triển quốc gia.

70% hộ dân Thái Lan sức nuôi trên 5.000 con gà, tại Việt Nam chỉ 0,2% nuôi được trên 1.000 con

Với nhiều năm tích luỹ kinh nghiệm làm việc với nông dân Việt Nam, đại diện Central Group đưa ra một số đề xuất.

Đầu tiên, theo ông, Việt Nam cần xây dựng và phát triển mô hình đầu tư canh tác quy mô lớn. Hiện nay, sản xuất còn nhỏ lẻ, làm theo quy mô hộ gia đình, diện tích canh tác còn giới hạn, các cánh đồng mẫu lớn chưa phổ biến, chưa tận dụng được chi phí đầu tư thấp, dẫn đến giá thành sản phẩm cao.

"Ở các nước phát triển, chi phí đầu tư vào cơ sở vật chất, khấu hao trên từng sản phẩm giảm rất nhiều, nhà đầu tư có nhiều cơ hội đa dạng hoá sản phẩm, phát triển theo hướng chuyên nghiệp hoá. Ở Thái Lan, 500 con gà trở xuống là chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình, ở Việt Nam kém Thái Lan 10 lần", ông khẳng định.

Cũng dẫn ra câu chuyện ở Thái Lan, ông cho biết hơn 70% hộ có sức nuôi từ 5.000 con gà. Trong khi đó, ở Việt Nam có 8 triệu điểm chăn nuôi, nhưng quy mô từ 100 đến 1.000 con chỉ chiếm 3%, trên 1.000 con chỉ 0,2%. "Quy mô và năng suất hiệu quả các nông trại ở Thái Lan hơn hẳn Việt Nam, các sản phẩm dễ dàng cạnh tranh trên trường quốc tế", ông nói tiếp.

Bên cạnh đó, ông đề xuất Việt Nam cần ứng dụng khoa học kỹ thuật trong canh tác, như công nghệ sinh học tự động hoá, công nghệ cao trong thu hoạch chế biến. Hiện nay, đa phần nông dân Việt Nam ngại thay đổi, trung thành với canh tác truyền thống, ngại rủi ro, cơ hội hạn chế do quy mô đầu tư nhỏ.

Các nhà nông Việt cũng còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, thị trường. Họ không được làm chủ, quy mô nhỏ nên cũng không áp dụng được móc móc tiên tiến để nâng cao năng suất canh tác.

Một đề xuất khác, Việt Nam cần quản lý chất lượng thương hiệu. Việt Nam đã có nhiều thành công trong gia tăng doanh mục xuất khẩu ra thế giới, được danh giá cao về khả năng cung ứng, nhưng chất lượng sản phẩm vẫn là một thách thức.

"Cần tăng giá trị cho sản phẩm xuất khẩu"

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó chủ tịch điều hành Central Group (Thái Lan), nhiều doanh nghiệp Việt chưa thấu hiểu thấu đáo đối tác, thị trường khi xuất hàng thường khó thông quan bởi vi phạm một số quy định tại thị trường quốc tế. Điều này gây tổn thất cho Việt Nam. "Như các bạn thấy uy tín mà tổn hại mất rất nhiều thời gian xây dựng lại", vị này bày tỏ.

Nhấn mạnh đến vấn đề tăng giá trị cho sản phẩm, ông này cho rằng, tuy hàng nông sản Việt Nam được khách hàng hàng quốc tế đánh giá cao về khả năng cung ứng nhưng chủ yếu là xuất thô không có thương hiệu thương mại. Nếu không tạo sự khác biệt, Việt Nam sẽ mất lợi thế xuất khẩu. Các doanh nghiệp nên tập trung tìm hiểu thị trường đầu tư khâu chế biến đóng gói để tăng lợi nhuận khi xuất khẩu đồng thời có cơ hội đầu tư bền vững.

Ngoài ra, việc kết nối thị trường tiêu thị, giải quyết khâu logistic cũng là một bài toán. "Nhiều năm nay chúng ta thường giải cứu nông dân, điểm chung là người nông dân bị động bởi họ phụ thuộc nhiều vào thị trường tự do, thương lái, họ không có kế hoạch canh tác", ông này dẫn chứng.

Trong những năm gần đây, gạo và tiêu đen chịu áp lực rất lớn từ Campuchia, ông cho biết. "Chúng ta cần tập trung nhân lực để phát triển giá trị cho sản phẩm và đầu tư một cách bền vững hơn".

Tạo vốn cho nông dân trong xuất khẩu

Với câu hỏi tiếp theo từ ông Trương Gia Bình, "nếu có đề xuất duy nhất cho ViEF vào cuối năm nay, ông sẽ nói điều gì", vị đại diện Central Group cho biết, Việt Nam có nhiều lợi thế, trong đó tiềm năng tại thị trường nội địa rất lớn khi có 100 triệu dân.

So với thị trường Thái Lan, Việt Nam có những sản phẩm khó cạnh tranh song lại có lợi thế về một số loại quả như vải thiều. "Chúng tôi đã khảo sát thì khoảng 90% người được hỏi cho rằng vải thiều Việt Nam ngon hơn vải Thái, ngoài ra còn có thanh long".

Theo ông, Việt Nam chưa cải tiến được khâu sau thu hoạch nên giá bán vẫn khá cao. Ngoài ra, Việt Nam cần chú trọng quy trình quản lý chất lượng và tốt nhất để tự người nông dân tự làm. Khi họ hiểu được điều đó là cần thiết họ sẽ thay đổi phương thức sản xuất. "Chúng tôi đang phối hợp với nông dân để hỗ trợ họ mở rộng quy mô sản xuất", ông cho hay.

​Ông Hải nói tiếp, nếu chúng ta muốn đảm bảo người nông dân xuất khẩu đều đặn, điều quan trọng nhất với họ là làm thế nào để tạo vốn cho việc xuất khẩu. Hiện nay có rất nhiều quy định liên quan đến thanh toán. "Với thực tiễn chúng tôi thấy, có lẽ phải mất 30-45 ngày để hộ dân được thanh toán sau khi đã giao hàng", ông nhận xét.

Do đó, theo ông, Chính phủ cần làm việc chặt chẽ với các ngân hàng, để người nông dân có cơ hội được cấp vốn. "Đặc biệt khi người nông dân có nguồn thu nhập từ các đơn vị bán lẻ lớn như chúng tôi chẳng hạn thì cần đảm bảo nguồn đó", ông nói.

Xem thêm

Bạch Mộc