|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Đà Nẵng cho mở lại chợ truyền thống, cơ sở cắt tóc, tắm biển từ 0h ngày 30/9

22:12 | 28/09/2021
Chia sẻ
Từ 0h ngày 30/9 chợ truyền thống, hội thảo, cơ sở cắt tóc, hoạt động lưu trú, tắm biển...tại TP Đà Nẵng sẽ được phép mở lại có điều kiện.

Chợ truyền thống, cơ sở cắt tóc, tắm biển được hoạt động trở lại

UBND TP Đà Nẵng vừa có Chỉ thị 08 về việc thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 từ 0h ngày 30/9.

Theo đó, TP Đà Nẵng sẽ cho phép một số các hoạt động sẽ được thực hiện trở lại với biện pháp kèm theo như chợ truyền thống sẽ bố trí luân phiên tối đa 50% số lượng gian hàng/quầy hàng; có vách ngăn giữa người bán, người mua và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch.

Với tiểu thương và những người làm việc trực tiếp liên quan đến hoạt động của chợ phải được tiêm ít nhất một liều vắc xin sau 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng; mang khẩu trang, khuyến khích đeo tấm che mặt trong suốt.

Và mỗi hộ gia đình chỉ được đi chợ với tần suất ba ngày/lần, đồng thời phải có Giấy đi mua hàng QRCode hợp lệ theo quy định; mang khẩu trang và khuyến khích đeo tấm che mặt trong suốt.

Các hoạt động hội họp, tập huấn, hội thảo,…trong nhà do các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tổ chức (trừ các hoạt động, sự kiện được cấp có thẩm quyền cho phép) cũng sẽ được thực hiện nhưng tập trung không quá 20 người trong một phòng. 

Trường hợp 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng thì tập trung không quá 100 người.

Với những người giao nhận hàng hóa thuộc các đơn vị cung ứng hàng hóa và những người giao hàng công nghệ (gọi chung là shipper) phải đeo khẩu trang y tế đạt chuẩn, găng tay và khử khuẩn tay bằng nước sát khuẩn khi tham gia hoạt động; đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin phòng COVID-19 sau 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng.

Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự không tập trung không quá 30 người cùng một thời điểm.

TP Đà Nẵng cũng sẽ cho phép hoạt động lưu trú không quá 30% tổng số phòng hiện có, trường hợp 100% khách hàng đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng thì cho phép lưu trú không quá 50% tổng số phòng hiện có. Không được tổ chức các dịch vụ khác tại cơ sở lưu trú.

Với hoạt động vận chuyển hành khách bằng phương tiện công cộng trong nội đô thành phố; vận chuyển khách bằng phương tiện thủy nội địa trên các tuyến sông, vịnh Đà Nẵng được hoạt động tối đa không quá 50% số ghế quy định trên phương tiện.

Các hoạt động thể dục, thể thao trong nhà, ngoài trời không tiếp xúc trực tiếp được tập trung không quá 20 người.

Ngoài ra, với hoạt động tắm biển, thời gian được phép tắm biển hàng ngày là từ 4h30 đến 6h30. Chỉ tắm biển tại các khu vực được phép theo quy định và rời đi ngay sau khi tắm biển; không tập trung đông người trên bãi biển; cấm tụ tập vui chơi, chơi thể thao, ăn, uống, bán hàng rong... tại bãi biển; giữ khoảng cách ít nhất 1m với người khác; đeo khẩu trang trước và ngay sau khi tắm biển xong.

Tuy nhiên, TP chưa cho phép dịch vụ tắm nước ngọt và các dịch vụ khác tại bãi biển và các khu vực công viên, vỉa hè ven biển (trừ dịch vụ trông, giữ xe, đồ đạc của khách theo quy định).

Các cơ sở cắt tóc, gội đầu sẽ được hoạt động khi chủ cơ sở, nhân viên đã được tiêm ít nhất một liều vắc xin phòng COVID-19 sau 14 ngày; không phục vụ quá ba người cùng một thời điểm.

Ngoài ra, TP Đà Nẵng cũng cho phép tổ chức đám tang nhưng không quá 48 tiếng; tập trung không quá 20 người cùng một thời điểm, có sự giám sát của chính quyền địa phương và phải thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch.

Tiếp tục dừng các hoạt động tập trung đông người

Cũng theo Chỉ thị của UBND, đối với vùng đang thực hiện cách ly y tế hoặc được thiết lập khi có ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm biện pháp cách ly y tế, "ai ở đâu thì ở đấy".

Các vùng còn lại sẽ tiếp tục tạm dừng các hoạt động gồm các cơ sở kinh doanh, dịch vụ vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp (trừ cơ sở cắt tóc, gội đầu), karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường, rạp phim, casino, điểm cung cấp dịch vụ internet công cộng, trò chơi điện tử.

Hoạt động lễ hội văn hóa, thể thao, các sự kiện biểu diễn nghệ thuật, giải đấu thể thao; khu phố đi bộ, chợ đêm. Hoạt động phòng tập gym, yoga, bida; hoạt động thể thao trong nhà, ngoài trời có tiếp xúc trực tiếp tại các sân tập, nhà thi đấu dịch vụ; hoạt động bơi lội tại các hồ bơi dịch vụ trong nhà, ngoài trời.

Hoạt động dạy và học trực tiếp tại các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở giáo dục (các nhóm trẻ, trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt...), cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở đào tạo ngoại ngữ, tin học, năng khiếu, kỹ năng sống, các trung tâm tư vấn du học, các cơ sở dạy thêm, học thêm.

Hoạt động phục vụ khách ăn, uống tại chỗ của các nhà hàng, cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống; tổ chức ăn, uống tập thể tại các đám hiếu, đám hỷ, tiệc liên hoan, tân gia...; vận chuyển hành khách liên tỉnh.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Như Huỳnh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.