|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cựu Chủ tịch WB: Tương lai quan hệ Mỹ - Trung Quốc vẫn bấp bênh

20:59 | 14/01/2019
Chia sẻ
Mỹ và Trung Quốc có thể đạt thỏa thuận đình chiến trong cuộc chiến thương mại hiện nay, song vẫn tồn tại bất ổn và bấp bênh do Mỹ không còn giữ vị thế lãnh đạo thế giới trong việc đặt ra các quy tắc.
cuu chu tich wb tuong lai quan he my trung quoc van bap benh
Quang cảnh cảng hàng hóa tại Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc, ngày 12/1/2018. (Nguồn: THX/TTXVN)

Kyodo đưa tin ngày 14/1, cựu Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick cho rằng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt một thỏa thuận đình chiến trong cuộc chiến thương mại hiện nay, song vẫn tồn tại bất ổn và bấp bênh do Mỹ không còn giữ vị thế lãnh đạo thế giới trong việc đặt ra các quy tắc thương mại.

Ông Zoellick, Chủ tịch WB trong giai đoạn 2007-2012 và là Đại diện Thương mại Mỹ từ năm 2001 tới năm 2005 dưới thời Tổng thống George W.Bush, cho rằng thái độ của Tổng thống Trump đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ trong thương mại đã tạo ra khoảng trống trong tiến trình thiết lập quy tắc, và Trung Quốc có thể muốn lấp chỗ trống này.

Phát biểu tại Diễn đàn Tài chính châu Á ở Hong Kong, ông Zoellick nói: "Một số người đang hoài nghi liệu Trung Quốc có đưa ra một hệ thống thay thế hay không. Nếu Trung Quốc chọn con đường này, nhiều khả năng chúng ta sẽ kết thúc với một hệ thống thương mại được kiểm soát, ở đó các cường quốc lớn sẽ chú trọng thế thượng phong dân tộc, các ưu tiên chính trị và bảo vệ chủ quyền thay vì tuân theo khuôn khổ pháp quyền."

Mặc dù Mỹ và Trung Quốc nhất trí tạm ngừng áp thuế bổ sung đối với các hàng nhập khẩu của mỗi bên, song ông Zoellick nhận định bất đồng và chỉ trích vẫn có thể xuất hiện trong tương lai gần.

Cựu Chủ tịch WB cho rằng các vấn đề bao gồm chuyển giao công nghệ ép buộc, quyền sở hữu trí tuệ, tiếp cận thị trường và đầu tư có thể là trọng tâm của các nhà đàm phán Mỹ.

Xem thêm

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.