|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cuộc rượt đuổi của các ngân hàng cổ phần và 'ông lớn' Nhà nước

08:00 | 13/06/2019
Chia sẻ
Vai trò của các "ông lớn" NHTM Nhà nước dường như đang bị rung chuyển khi nhóm NHTM cổ phần ngày càng phát triển lớn mạnh.

Vai trò của bộ tứ (Big 4) ngân hàng thương mại Nhà nước gồm Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV giữ một vị trí rất quan trọng, mang tính chất trụ cột cho nền kinh tế Việt Nam ngay từ những ngày đầu tiên ra đời. Với mỗi nhiệm vụ riêng nhóm ngân hàng này là nơi cung ứng vốn lớn nhất cho nền kinh tế nhiều năm qua. 

Tuy nhiên, hiện nay trước sự ra đời và phát triển của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng vốn nước ngoài, vai trò của Big 4 đang có sự thay đổi. 

Sự xuất hiện của nhóm ngân hàng này đã và đang chia sẻ bớt gánh nặng cung ứng vốn cho các "ông lớn". Đây cũng là nơi cung ứng vốn chính cho khu vực kinh tế tư nhân đang ngày càng phát triển lớn mạnh.

Chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho biết: "Từ những năm 1990 chúng ta đã chấp nhận cạnh tranh trong hệ thống với sự xuất hiện của ngân hàng tư nhân, các ngân hàng nước ngoài,… Từ thời điểm đó không chỉ cấu trúc thị trường mà cả cấu trúc của các các NHTM Nhà nước sẽ thay đổi".

Theo chuyên gia Cấn Văn Lực: "Sở hữu Nhà nước trong khối NHTM đã giảm dần và thị phần của các ngân hàng này cũng đã giảm mạnh trong những năm qua. Vào năm 2005, tỉ trọng cho vay và huy động vốn của 4 ngân hàng lớn này chiếm hơn 60% toàn hệ thống trong khi cuối năm 2018 là 43%".

Cuộc đua giữa 'kiến và voi'

Lấy một ngân hàng có tổng tài sản qui mô dao động quanh mốc 300.000 tỉ đồng để so sánh với nhóm Big 4 có số tài sản trên 1 triệu tỉ đồng dường như khá khập khiễng.

Screen Shot 2019-06-12 at 17

Nguồn: DB tổng hợp

Tuy nhiên thực tế cho thấy, đến năm 2017 lợi nhuận của nhóm NHTM cổ phần đã rút ngắn khoảng cách và tiến sát với nhóm các NHTM Nhà nước (trừ Agribank).

Những gương mặt như Techcombank hay VPBank ghi nhận lợi nhuận hơn 8.000 tỉ đồng gần với con số của BIDV (8.665 tỉ đồng), ngân hàng có lợi nhuận trước thuế thấp nhất trong nhóm Big 4.

Và nếu để nói rằng thời điểm gây ấn tượng nhất, cũng là bước ngoặt tạo điểm nhấn của các ngân hàng thương mại cổ phần thì cần nhớ lại những gì đã diễn ra trong năm 2018. Techcombank, ngân hàng chỉ có 321.000 tỉ đồng tài sản, đã đạt lợi nhuận trước thuế khổng lồ hơn 10.661 tỉ đồng, vượt qua ba "ông lớn" (có qui mô tài sản gấp gần 3 lần), chỉ xếp sau lợi nhuận của Vietcombank với khoảng 18.270 tỉ đồng. 

Những ngân hàng cổ phần đã vượt qua những "ông lớn" như thế nào?

zsfaas-2

Nguồn: DB tổng hợp

Không quá ấn tượng như Techcombank nhưng cũng không thể không nhắc đến dấu ấn của VPBank và MBBank, những ngân hàng có qui mô tài sản tương đương cũng đã vượt qua Agribank và VietinBank để vươn lên TOP 5 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất sau Vietcombank, Techcombank và BIDV.

2018 cũng là năm Agribank ghi nhận con số tăng trưởng lợi nhuận bất ngờ 63% so với năm trước từ 4.507 tỉ lên 7.346 tỉ đồng. Quá trình tăng mạnh mẽ của Agribank cũng không cản lại bước chân của các NHTM cổ phần như Techcombank, VPBank và MBBank vượt lên phía trước.

Có thể thấy, những NHTM cổ phần bứt phá không phải là ngân hàng có tổng tài sản sản cao nhất như SCB hay Sacombank, mà tài sản họ chỉ ở mức khiêm tốn. Vậy nên, không phải cứ có nhiều tài sản là sẽ có nhiều lợi nhuận, đặc biệt là trong hệ thống ngân hàng. 

Tổng hợp lợi nhuận trước thuế các ngân hàng

Screen Shot 2019-06-13 at 08

Nguồn: DB tổng hợp

Có được những con số khả quan trên là một sự nỗ lực rất lớn trong chiến lược kinh doanh. Techcombank phát triển mạnh hoạt động bán lẻ với tăng trưởng cho vay mua nhà khoảng 20%, nâng tỉ trọng cho vay cá nhân trên tổng danh mục cho vay đạt 45%. Hay VPBank đẩy mạnh mảng cho vay tiêu dùng với lợi nhuận biên cao đi kèm với chấp nhận rủi ro cao hơn.

Vai trò của nhóm Big 4 có bị "rung chuyển"?

Mặc dù không thể phủ nhận sự tăng trưởng với tốc độ cao của nhóm NHTM cổ phần nhưng theo nhận định của các chuyên gia kinh tế và lãnh đạo cấp cao thuộc NHNN, những NHTM Nhà nước như nhóm Big 4 luôn giữ một vị trí quan trọng.

dmtu-1496136386252

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú. (Nguồn:

"4 ngân hàng thương mại Nhà nước hiện là kênh chủ lực đóng vai trò chính cung ứng vốn cho Nhà nước đặc biệt là các dự án trọng điểm", Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú phát biểu trong một cuộc họp báo thường kì của Chính phủ.

Trong Diễn đàn Toàn cảnh ngân hàng năm 2019, nhiều diễn giả là các cán bộ NHNN và chuyên gia kinh tế cũng đưa ra những phân tích đồng tình với ý kiến trên.

 Ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN, nhận định các NHTM Nhà nước có vai trò quan trọng trong những nền kinh tế mới nổi, nhất là trong thời điểm suy thoái, đó là nhân tố để có thể hỗ trợ "chống chu kì".

Phân tích sâu hơn về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành đưa ra ví dụ năm 2000, Ngân hàng thế giới (World Bank) có nhận định về sự có mặt của những ngân hàng có vốn Nhà nước là tốt. 

Thái Lan là một trong những nước giữ tỉ lệ sở hữu Nhà nước trong hệ thống ngân hàng khá cao và chủ trương này đã cho thấy hiệu quả rõ rệt tại những thời điểm khó khăn và khủng hoảng. Bởi vì tại những thời điểm đó, sự sợ hãi của thị trường sẽ khiến những tổ chức có sở hữu mang tính chất tư nhân "chạy trốn".

Nhấn mạnh thêm vai trò của nhóm ông lớn Nhà nước, chuyên gia Cấn Văn Lực cho biết, nhóm này còn có một nhiệm vụ khá quan trọng là tham gia hỗ trợ tái cơ cấu. Đây là một việc không dễ dàng về cả trách nhiệm pháp lí và cả con người và nếu không phải là những NHTM Nhà nước thì khó để cho một tổ chức nào khác đứng ra.

Diệp Bình

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.