|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Cuộc khủng hoảng chip tại Trung Quốc: Lời chào hỏi được thay thế bằng câu 'mua được chip chưa?'

14:30 | 28/10/2021
Chia sẻ
Con số 16% tỷ lệ tự cung tự cấp chip bán dẫn nội địa trong kế hoạch Made in China 2025 của Trung Quốc khó thực hiện được trong năm nay.

Tờ Nikkei Asia dựa trên những khảo sát cho biết mục tiêu đáp ứng 70% nhu cầu chất bán dẫn của Trung Quốc thông qua sản xuất trong nước còn rất lâu mới có thể đạt được, bất chấp chính phủ đã cố gắng đẩy mạnh sản xuất. Song, với tỷ lệ tự cung tự cấp ước tính là 16% năm 2020, mục tiêu này đang gặp khó.

Trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu không có dấu hiệu giảm bớt, nguồn cung nội địa thấp của Trung Quốc đang khiến quốc gia sản xuất ô tô hàng đầu thế giới phải đau đầu. Ye Shengji, Phó tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cho biết: "Ngành công nghiệp ô tô chỉ chiếm chưa đến 5% nguồn cung bán dẫn trong nước." 

Thậm chí, câu chào hỏi thông thường giờ đây đã chuyển sang "hỏi thăm về tình hình chip". Trong một sự kiện tại Bắc Kinh vào tháng trước, Chủ tịch SAIC Motor, Wang Xiaoqiu có trao đổi với người đồng cấp tại Tập đoàn xe hơi Quảng Châu, Feng Xingya về vấn đề mua bán chip và ông Wang chỉ biết cười gượng gạo.

Khủng hoảng chip bán dẫn tại Trung Quốc: Khi chào hỏi được thay thế bằng câu 'mua được chip chưa?' - Ảnh 1.

Trung Quốc khó đạt được mục tiêu sản xuất chip bán dẫn Made In China. (Ảnh: Reuters).

Để phục vụ kế hoạch "Made in China 2025" được công bố vào năm 2015 nhằm mục đích nâng sản lượng chip của nước này từ dưới 10% nhu cầu vào thời điểm đó lên 40% vào năm 2020 và 70% vào năm 2025, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp ưu tiên gồm đẩy mạnh đầu tư thông qua các quỹ do nhà nước hậu thuẫn, tập trung vào lĩnh vực sản xuất chip.

Trong số đố, Quỹ Đầu tư Công nghiệp Vi mạch Trung Quốc (China Integrated Circuit Industry Investment Fund) hay còn gọi là "Big Fund" là quỹ lớn nhất, được thành lập vào mùa thu năm 2014 và có nhiệm vụ hỗ trợ Made in China 2025. 

Quỹ này đã huy động được 140 tỷ nhân dân tệ (22 tỷ USD) cho quỹ đầu tiên và thành lập quỹ thứ hai, khoảng 200 tỷ nhân dân tệ vào năm 2019 để đối phó với căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington. 

Big Fund đã thúc đẩy hồ sơ của nhà sản xuất bộ nhớ flash NAND, Yangtze Memory Technologies. Họ cũng đã đầu tư rất nhiều vào chuỗi cung ứng vật liệu và thiết bị cho Semiconductor Manufacturing International, hay còn gọi là SMIC, giúp phát triển công ty trở thành nhà máy sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc.

Chính phủ cũng đã áp thuế và các ưu đãi khác cho các nhà sản xuất chip vào năm ngoái. Điều này khiến các khoản đầu tư vào lĩnh vực này đã tăng gấp 4 lần vào năm 2020 lên 140 tỷ nhân dân tệ, theo truyền thông Trung Quốc. Và 884,8 tỷ nhân dân tệ, khoảng 137 tỷ USD - trị giá chip do Trung Quốc sản xuất đã được bán vào năm ngoái, gấp ba lần con số năm 2014. 

Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực đang lên như công nghiệp xe điện... cũng khiến Trung Quốc phải nhập khẩu thêm để đáp ứng nhu cầu. Nhập khẩu đã tăng khoảng 60% từ năm 2014 lên 350 tỷ USD vào năm 2020.

Dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường IC Insights cho thấy Trung Quốc chỉ cung cấp 16% chất bán dẫn trong nước vào năm ngoái. Con số này thậm chí còn thấp hơn, chỉ đạt 6% sau khi loại trừ các công ty nước ngoài có cơ sở tại Trung Quốc, chẳng hạn như Taiwan Semiconductor Manufacturing, Samsung Electronics và SK Hynix. 

Trong khi các nhà chức trách Trung Quốc đặt tỷ trọng nguồn cung trong nước vào khoảng 30%, thì con số này vẫn còn thiếu so với chỉ tiêu Made in China 2025 của năm ngoái. Sự chậm trễ trong các chuyến hàng thiết bị sản xuất chip đã làm tiến độ bị giảm.

Tuy vậy điều này không có nghĩa là Trung Quốc đã từ bỏ mục tiêu trở thành cường quốc chip bán dẫn. Các doanh nghiệp đang đổ nguồn lực vào lĩnh vực chip với sự hỗ trợ của chính phủ. Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông Trung Quốc, gã khổng lồ điện thoại thông minh Xiaomi đã đầu tư vào hơn 20 công ty bán dẫn trong năm nay. 

Trong lĩnh vực xe điện, nhà sản xuất BYD dự kiến sẽ sớm mua một công ty bán dẫn có trụ sở tại tỉnh Sơn Đông. SAIC-GM-Wuling Automobile, liên doanh được biết đến với chiếc EV giá rẻ, chỉ có giá từ 4.500 USD đã bắt đầu phát triển chất bán dẫn. 

Trường Đại học Thanh Hoa, trường cũ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chuyển đổi một khóa học bán dẫn thành một khoa hoàn chỉnh vào tháng 4 năm nay. Cả Đại học Bắc Kinh và Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong đã thành lập các khoa chuyên ngành vào tháng Bảy.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thùy Trang