|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Cuộc di cư của các nhà sản xuất ô tô ra khỏi Trung Quốc

11:02 | 12/11/2024
Chia sẻ
Các doanh nghiệp quốc tế đã và đang chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á, do lo ngại rằng nếu ông Donald Trump trở lại làm Tổng thống Mỹ, ông sẽ áp mức thuế cao hơn nhiều lên hàng hóa Trung Quốc.

Thec Reuters, các công ty xe điện Trung Quốc đã và đang chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Đông Nam Á nhằm tránh áp thuế cao từ chính quyền Tổng thống Trump lên hàng hóa Trung Quốc.

Theo các nhà phát triển khu công nghiệp trong khu vực, xu hướng này sẽ còn gia tăng mạnh mẽ hơn nữa sau khi ông Donald Trump tái đắc cử. Tân Tổng thống Mỹ đã nhiều lần đe dọa áp thuế 60% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, cao hơn nhiều so với mức thuế 7,5% đến 25% mà ông đã áp dụng trong nhiệm kỳ đầu tiên, điều đã gây ra rủi ro lớn cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Đông Nam Á với các nhà máy sản xuất ô tô và điện tử từ Thái Lan đến Việt Nam và Malaysia, có thể sẽ hưởng lợi từ sự suy giảm của Trung Quốc, theo nhận định từ của những lãnh đạo doanh nghiệp và nhà quan sát trong khu vực.

Một số nhà phát triển khu công nghiệp trong khu vực đã chủ động điều chỉnh chiến lược của mình, chuẩn bị quỹ đất và tuyển dụng thêm nhân sự có thể giao tiếp bằng tiếng Trung, nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng từ các doanh nghiệp Trung Quốc. Điều này cho thấy, nếu ông Trump chính thức nhậm chức vào tháng 1, ông có thể sẽ thúc đẩy một cuộc tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu mà Trung Quốc không còn giữ vị trí trung tâm.

 Bên trong nhà máy BYD ở Thái Lan. (Ảnh: Reuters).

Giám đốc điều hành của WHA Group, Jareeporn Jarukornsakul, cho biết công ty bà – một trong những nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất tại Thái Lan, đã chứng kiến lượng yêu cầu từ khách hàng Trung Quốc tăng đột biến khi ông Trump khởi động chiến dịch tranh cử vào đầu năm nay.

Bà nói: "Đã có làn sóng dịch chuyển sản xuất sang Đông Nam Á, nhưng lần này sẽ căng thẳng và quyết liệt hơn nhiều." WHA Group hiện đang mở rộng đội ngũ bán hàng và bổ sung nhân sự nói tiếng Trung vào các bộ phận phụ trách bảo trì và quản lý của các khu công nghiệp rộng hơn 12.000 ha tại Thái Lan và Việt Nam.

Việc mở rộng đội ngũ của WHA nhằm đáp ứng nhu cầu từ các công ty Trung Quốc đang tìm kiếm địa điểm mới cho dây chuyền sản xuất tại Đông Nam Á, nơi có thể giảm thiểu rủi ro từ chính sách thuế quan khắc nghiệt của Trump.

Theo bà Jareeporn, đây không chỉ là câu chuyện của một vài doanh nghiệp lớn, mà là một xu hướng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ chuỗi cung ứng, với các ngành công nghiệp trọng điểm như công nghệ, điện tử, và ô tô đều có nguy cơ chịu tác động.

Việc ông Donald Trump tái đắc cử đang khiến nhiều công ty Trung Quốc gấp rút lên kế hoạch dịch chuyển, nhằm tránh các mức thuế cao khi xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ.

Trong bối cảnh đó, các nước Đông Nam Á với môi trường đầu tư thuận lợi, chi phí nhân công thấp và vị trí địa lý gần Trung Quốc đang trở thành lựa chọn ưu tiên.

Các chuyên gia nhận định rằng Đông Nam Á sẽ dần trở thành trung tâm mới của các chuỗi cung ứng toàn cầu, với vai trò quan trọng không chỉ trong lĩnh vực sản xuất mà còn trong phát triển cơ sở hạ tầng, logistics và cung ứng nguyên vật liệu.

Thành Vũ

31 doanh nghiệp chốt quyền chia cổ tức trong tuần tới, Dược Hậu Giang có tỷ lệ cao nhất
Trong tuần từ 23/12 đến 27/12, thị trường chứng khoán có 31 doanh nghiệp chốt ngày giao dịch không hưởng quyền để nhận cổ tức tiền mặt.