|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

CPI tháng 5 giảm nhẹ so với tháng trước

10:24 | 29/05/2020
Chia sẻ
Nhờ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, chủ động điều hành giá xăng dầu, giảm lãi suất điều hành,… giúp CPI tháng 5 giảm nhẹ so với tháng trước.
CPI tháng 5 giảm nhẹ so với tháng trước - Ảnh 1.

Nguồn: Tổng Cục Thống kê.

Tổng Cục Thống kê vừa công bố tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2020. Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2020 giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước và giảm 1,24% so với tháng 12 năm ngoái.

Cụ thể, có 4/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm, trong đó nhóm giao thông giảm nhiều nhất với 2,21% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 28/4/2020 và tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 13/5/2020.

Bên cạnh đó, nhiều chương trình khuyến mại để kích cầu tiêu dùng của các hãng xe ô tô đưa ra nhằm giảm lượng hàng tồn kho làm giá ô tô giảm 0,25%.

Nhóm bưu chính viễn thông và nhóm văn hóa, giải trí và du lịch đều giảm 0,02%. Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,01% chủ yếu do các cửa hàng thời trang đã áp dụng nhiều chương trình giảm giá để thu hút khách hàng sau ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Ngược lại, các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng, nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình, nhóm thuốc và dịch vụ y tế, nhóm hàng hóa, dịch vụ khác,…

Đặc biệt, nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,25% do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu tiêu dùng đồ uống giải khát tăng cao. Giá nước khoáng tăng 0,12%, giá nước giải khát có ga tăng 0,05%, giá nước quả ép tăng 0,3% và giá nước uống tăng lực đóng chai tăng 0,35%.

Riêng nhóm giáo dục không thay đổi.

Tính chung trong 5 tháng đầu năm, CPI bình quân  tăng 4,39% so với bình quân cùng kì, đây cũng là mức cao nhất trong 3 năm gần đây.

Lạm phát cơ bản tháng 5/2020 giảm 0,03% so với tháng trước và tăng 2,54% so với cùng kì năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 5 tháng đầu năm nay tăng 2,88% so với bình quân cùng kì năm 2019.

Ngọc Anh

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.