|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Công ty sản xuất ô tô điện của Evergrande được bơm thêm tiền để tái cơ cấu

14:32 | 18/08/2023
Chia sẻ
Evergrande NEV được rót thêm tiền đồng thời được hoán đổi nợ thành cổ phần để tái cấu trúc, tung ra nhiều mẫu ô tô điện hơn nhắm thị trường Trung Đông.

TờSouth China Morning Post đưa tin, mới đây Tập đoàn phát triển Bất động sản China Evergrande Group của Trung Quốc cho biết China Evergrande New Energy Vehicle Group (NEV), công ty con chuyên sản xuất ô tô điện, đã được rót 500 triệu USD.

Công ty rót tiền vào Evergrande NEV là một hãng xe ít tên tuổi ở Dubai, vốn được hậu thuẫn bởi Trung Quốc, có tên NWTN Automobile (trước đây là Iconiq Motors). Với khoản đầu tư này, NWTN sẽ nắm giữ 27,5% cổ phần của Evergrande NEV.

NWTN cũng đồng ý cung cấp cho Evergrande NEV khoản vay không lãi suất trị giá 600 triệu nhân dân tệ. NWTN được quyền đề cử phần lớn thành viên hội đồng quản trị của nhà sản xuất xe điện này.

Ngoài ra, tỷ phú Hứa Gia Ấn, người sáng lập China Evergrande và các chủ nợ khác nhất trí một thỏa thuận hoán đổi nợ thành cổ phần trị giá 2,67 tỷ USD ở Evergrande NEV làm thắp lên hy vọng phục hồi tại công ty xe điện này. Sau khi kế hoạch trên hoàn tất, cổ phần của China Evergrande ở Evergrande NEV sẽ bị pha loãng xuống còn 46,86%.

Tại thời điểm cuối năm ngoái, Evergrande NEV có tổng nợ phải trả là 180 tỷ nhân dân tệ (khoảng 24,7 tỷ USD). China Evergrande cho biết trong một tuyên bố: “Evergrande NEV sẽ đối mặt với nguy cơ ngừng kinh doanh nếu không được tiếp cận với nguồn vốn tài trợ mới”.

 Mẫu ô tô điện đầu tiên củaEvergrande NEV. (Ảnh: Handout/SCMP).

Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng con đường dẫn đến thành công của hãng xe này sẽ còn gian nan vì sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành cũng như nhu cầu tài chính lớn để phát triển các mẫu xe điện.

Ông David Zhang, Giáo sư thỉnh giảng tại Huanghe Science cho biết: “Thị trường xe điện Trung Đông không dễ dàng để một nhà sản xuất xe điện Trung Quốc khai thác vì Evergrande NEV có ít kinh nghiệm trong việc thiết kế và lắp ráp một mẫu xe lý tưởng để phục vụ khách hàng tại đây”.

“Cơ hội giành được những đơn đặt hàng lớn cho Evergrande NEV trong khu vực dường như rất mong manh”, ông nói thêm.

Trong khi đó, hai giám đốc điều hành của các nhà cung cấp chuỗi cung ứng ô tô ở Trung Quốc nói rằng bản thân nhà đầu tư NWTN Automobile thiếu kinh nghiệm và khả năng để đưa Evergrande NEV thành công.

Sau lễ ký kết hợp tác, hai bên ra tuyên bố cho biết: “Mối quan hệ mới này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và phát triển, cũng như sản xuất hàng loạt mẫu xe điện mới để xuất khẩu”.

“Bằng cách giải quyết nhu cầu vốn ngắn hạn của Evergrande NEV và hợp tác mở rộng thị trường ra nước ngoài, NWTN tin rằng đây sẽ là giải pháp để giải quyết nhu cầu xe điện tại Trung Đông”, báo cáo cho biết thêm.

Thỏa thuận tài chính được đưa ra sau khi Evergrande NEV cho biết họ đang gặp khó khăn khi doanh số bán hàng mẫu xe điện đầu tiên Hengchi 5 dưới 1.000 chiếc. Hengchi 5 bắt đầu được công ty sản xuất vào tháng 10 năm ngoái.

Trong hai năm 2021 và 2022, Evergrande NEV ghi nhận khoản lỗ ròng luỹ kế 84 tỷ nhân dân tệ. Công ty đang đảm bảo khoản tài chính 29 tỷ nhân dân tệ để tung ra các mẫu xe mới. 

Về phía nhà đầu tư, NWTN, có nhà máy lắp ráp ở Abu Dhabi, là công ty sản xuất ô tô điện đầu tiên có trụ sở tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất niêm yết cổ phiếu trên Nasdaq.

Công ty được thành lập bởi Alan Wu Nan, người gốc Thiên Tân (Trung Quốc). Ông chuyển đến Toronto (Canada) để học cao hơn và sau đó đến Los Angeles để phát triển công việc kinh doanh tái chế tại công ty gia đình. .

Năm 2013, Wu thành lập W Motors ở Dubai với mục đích chế tạo siêu xe. Ba năm sau, ông thành lập Iconiq với kế hoạch tới năm 2019 sẽ sản xuất vài nghìn chiếc minivan bảy chỗ có tên Iconiq Seven tại nhà máy ở Thiên Tân.

Tuy nhiên, công ty ô tô này chưa từng cho ra đời bất kỳ mẫu xe nào.

Tháng 11/2022, sau khi đổi tên thành NWTN, công ty đã hoàn tất thoả thuận SPAC trị giá 2,5 tỷ USD để niêm yết trên Nasdaq thông qua sáp nhập với East Stone Acquisition.

Đức Huy (theo South China Morning Post)

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.