Cùng với những lợi thế cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, Việt Nam cũng đã trở thành điểm đến chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu công nghiệp hỗ trợ, sản xuất và chế tác linh kiện.
9 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp điện tử giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước, con số này đã thu hẹp so với giai đoạn trước. Đây là những tín hiệu tích cực về sự phục hồi ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam.
Xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp điện tử, bao gồm máy tính và linh kiện, điện thoại và linh kiện đã tăng trưởng dương qua các tháng. Sự hồi phục của ngành hàng chủ lực này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng của nền kinh tế những tháng cuối năm.
Hiện Việt Nam là quốc gia xuất khẩu điện tử lớn 12 thế giới và lớn thứ 3 trong khối ASEAN. Tuy nhiên, 95% kim ngạch xuất khẩu đến từ khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sức lan tỏa giữa doanh nghiệp điện tử có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp (DN) trong nước còn rất yếu”.
Công nghiệp điện tử với sự góp mặt của các nhà đầu tư lớn đã đóng góp mạnh vào tăng trưởng và xuất khẩu của Việt Nam. Để tiếp tục thu hút được các nhà đầu tư, một yêu cầu quan trọng là phải có cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư.
Chứng khoán MBS dự báo lợi nhuận ngân hàng tiếp tục có sự phân hoá trong quý IV. Ba ngân hàng OCB, TPBank, VPBank được kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận ba chữ số trong khi 5 nhà băng có lợi nhuận giảm.