Cổ phiếu tâm điểm ngày 3/3: MBB, SZC, LHG
SZC - Tích cực
CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Kháng cự ngắn hạn: 44
- Hỗ trợ ngắn hạn: 37,42
- Xu hướng ngắn hạn: Tăng
- Kháng cự trung hạn: 54,61
- Hỗ trợ trung hạn: 34,49
- Xu hướng trung hạn: Tăng
Phân tích:
Stock Rating của SZC ở mức 94 điểm, trong đó điểm cơ bản và sức mạnh giá đều trên 80 điểm cho thấy xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là tích cực.
SZC cải thiện điểm cơ bản trong quý IV/2020 từ mức 96 lên mức 98 điểm. Đồ thị giá của SZC cũng được nâng từ mức giảm lên tăng và xác lập mức cao nhất 52 tuần.
LHG - Tăng giá
CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Xu hướng hiện tại: Tăng giá.
- Chỉ báo xu hướng MACD: Đường MACD ở trên đường tín hiệu.
- Chỉ báo RSI: Tăng dần trên giá trị 50 và chưa đi vào vùng quá mua.
- Đường MA: Xuất hiện Golden Cross.
Phân tích:
LHG đang ở trong trạng thái tăng giá sau khi đã có giai đoạn giảm mạnh trong nửa cuối tháng 1. Thanh khoản cổ phiếu hiện đang duy trì giá trị ổn định. Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan.
Hôm nay, đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 đồng thời chỉ báo động lượng RSI đang ở trên giá trị 50 nên cổ phiếu có tiềm năng duy trì đà tăng trong ngắn hạn.
MBB - Nợ xấu được xử lý thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận năm 2021
Chứng khoán SSI
Phân tích:
Báo cáo mới đây của Trung tâm phân tích Công ty chứng khoán SSI (SSI Research) cho rằng bộ đệm chi phí dự phòng tốt hơn góp phần thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ của Ngân hàng MB trong năm 2021.
Theo báo cáo tài chính của MB, mặc dù tổng thu nhập hoạt động (TOI) trong quý IV/2020 tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng chỉ tăng 5,6% so với quý IV/2019, đạt 2,6 nghìn tỷ đồng. Điều này là do ngân hàng đã tích cực xử lý dư nợ có vấn đề.
Lũy kế cả năm 2020, MB đạt 10,7 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 6,5% so với năm 2019. Tại thời điểm cuối năm 2020, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 1,09%, đây là mức thấp nhất trong 13 năm qua trong khi tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu (LLCR) ở mức cao nhất là 134%.
Dư nợ tái cấu trúc cũng giảm từ 7 nghìn tỷ đồng (chiếm 2,7% tổng dư nợ) vào cuối tháng 6/2020 xuống 2,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 0,8% tổng dư nợ) vào cuối tháng 12/2020.
Nhờ những nỗ lực của ngân hàng để giải quyết tài sản có vấn đề trong quý IV/2020, SSI ước tính áp lực dự phòng nợ xấu sẽ thấp hơn trong năm tới và ngân hàng dự kiến đạt 13,6 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 27,5% so với cùng kỳ trong năm 2021.
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.