Cổ phiếu tâm điểm ngày 15/1: ACB, ANV, VIC
Cổ phiếu theo trường phái phân tích kĩ thuật được công ty chứng khoán đưa ra là ACB và ANV.
ACB - Xu hướng tăng
CTCP Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC)
Điểm nhấn kỹ thuật:
- Xu hướng hiện tại: Tăng giá.
- Chỉ báo xu hướng MACD: Phân kỳ âm, MACD nằm trên đường tín hiệu.
- Chỉ báo RSI: vùng trung lập, xu hướng tăng.
Phân tích:
ACB vừa hình thành phiên bứt phá sau khi tích lũy tại vùng giá 22,5 - 23. Thanh khoản cổ phiếu đang có dấu hiệu hồi phục và trở về ngưỡng trung bình 20 phiên, cho thấy động lực tăng giá ngắn hạn đang hình thành.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimokum, cho thấy động lực tăng giá trung hạn đã hình thành. Như vậy, nhà đầu tư có thể mở vị thế mua tại vùng giá 23 - 23,5.
ANV - Khả năng tiếp diễn xu hướng giảm
CTCP Chứng khoán FPT (FTS)
Điểm nhấn kĩ thuật:
- Trên đồ thị tuần, xu hướng giảm trung hạn bắt đầu từ tháng 5/2019 vẫn đang chi phối biến động của ANV.
- Trên đồ thị ngày, việc lực cung có dấu hiệu chủ động hơn trong nhịp giảm từ đầu tháng 1/2020 và gây áp lực ngay tại vùng hỗ trợ ngắn hạn 21,5 có thể là tín hiệu cảnh báo kịch bản mở rộng xu hướng giảm ngắn hạn.
- Mục tiêu gần cho kịch bản tiêu cực của xu hướng là vùng giá 18 – nơi có phản ứng kháng cự trong những biến động tạo đáy giữa năm 2017
Phân tích:
Trên đồ thị ngày, ANV đã bước vào giai đoạn giằng co đi ngang với biên độ rộng 21,5 – 23 trong hơn một tháng qua.
Trong khi khối lượng giao dịch cạn kiệt dần trong các nhịp giảm về kiểm định vùng hỗ trợ 21,5 vào tháng 12/2019, thanh khoản lại có phần sôi động trong nhịp giảm từ đầu tháng 1/2020. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy sự chủ động của lực cung trong việc dẫn dắt xu hướng .
Phiên giảm ngày 13/1 đã khiến đường giá chớm rơi xuống khỏi ngưỡng hỗ trợ 21,5. Nến dạng bearish marubozu kèm thanh khoản tiếp tục vượt mức trung bình 5 phiên cho thấy lực cung vẫn đang hoạt động tích cực. Áp lực cung mở rộng ngay tại vùng hỗ trợ ngắn hạn cho thấy sự rủi ro đối với xu hướng của ANV.
Do đó, ANV có khả năng tiếp tục lùi sâu khỏi ngưỡng hỗ trợ 21,5 và tiếp diễn xu hướng giảm với mục tiêu gần là vùng giá 17,5 – nơi có phản ứng kháng cự trong những biến động tạo đáy giữa năm 2017.
Cổ phiếu theo trường phái phân tích cơ bản được công ty chứng khoán đưa ra là VIC.
VIC - VinFast đi vào giai đoạn tăng tốc doanh số
CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCI)
Kế hoạch sáp nhập sắp tới giữa Vincommerce và Masan Consumer Holdings phù hợp với chiến lược kinh doanh của Vingroup. Tỷ lệ sở hữu của Vingroup tại công ty sau sáp nhập với pháp danh mới sẽ không còn ở mức chiếm đa số, do đó, Vingroup có thể tập trung nguồn lực tài chính và nhân sự vào hai lĩnh vực ưu tiên là công nghiệp và công nghệ.
Nhờ doanh số xe hơi tính từ đầu năm đến nay cao hơn dự kiến, dự báo doanh số xe hơi bán ra trong năm 2019/2020 đạt 20.200/27.000 xe (khoảng 7% thị phần). Sản lượng bán tăng có khả năng gia tăng lỗ từ
Mảng bán bất động sản sẵn sàng cho tăng trưởng toàn diện, dự phóng EBIT mảng bán bất động sản sẽ tăng 46%/25% so với cùng kì trong năm 2019/2020, đạt 28.000 tỉ đồng/34.000 tỉ đồng. Mức tăng trưởng này chủ yếu được hỗ trợ bởi kế hoạch bàn giao 3 đại dự án bất động sản.
Tính đến thời điểm cuối quý 3/2019, doanh số chưa ghi nhận đạt 84.000 tỉ đồng, bao gồm các dự án shophouse/villa biển và các đại đô thị.
Doanh số bán theo hợp đồng của mảng này sẽ duy trì đà tăng trưởng trong năm 2020 và đạt 89.000 tỉ đồng, chủ yếu nhờ việc mở bán các sản phẩm bất động sản cao cấp tại thị trường miền Bắc, khu vực mà tỉ lệ hấp thụ dự kiến duy trì tích cực.
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.