Cổ phiếu tâm điểm 5/6: QNS, DBC, TAR
Đánh giá cổ phiếu tâm điểm ngày mai
Cổ phiếu tâm điểm ngày mai (5/6) được các công ty chứng khoán đưa ra là:
QNS - Tín hiệu mua
CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)
Phân tích:
Chỉ số danh mục đầu tư của Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YS30) đóng cửa ở mức 81,88 điểm, tương đương 0,6% với khối lượng giao dịch giảm mạnh dưới mức khối lương trung bình 20 phiên, nhưng nhìn chung khối lượng giao dịch vẫn đang cải thiện.
Đồng thời, đồ thị giá của chỉ số YS30 vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên đồ thị giá có thể sẽ chưa kết thúc giai đoạn đi ngang. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của chỉ số YS30 vẫn duy trì ở mức trung tính.
Mức kháng cự mạnh của chỉ số YS30 là 82,28 điểm cho nên nếu đồ thị giá vượt được mức kháng cự này thì xu hướng ngắn hạn có thể sẽ tích cực hơn và rõ ràng hơn. Hệ thống xu hướng ngắn hạn của Yuanta Việt Nam xuất hiện tín hiệu mua cổ phiếu QNS.
DBC - Xu hướng tăng giá ngắn hạn được xác nhận
CTCP Chứng khoán Agribank (Agriseco)
Phân tích:
Cổ phiếu DBC sau khi vượt MA200 đã duy trì tích luỹ quanh vùng 19.000 đồng/cp và phiên nay xuất hiện cây nến tăng 3% với thanh khoản cao hơn trung bình 10 phiên. Bên cạnh đó, cổ phiếu xuất hiện tín hiệu golden cross (đường MA20 cắt đường MA200 đi lên) tại vùng giá 17.000 đồng/cp, cho thấy xu hướng tăng giá ngắn hạn được xác nhận và đây sẽ là hỗ trợ quan trọng trong thời gian tới.
Trước mắt, ở vùng giá hiện tại, nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ và hướng tới giá mục tiêu 22.000 đồng/cp (tương ứng Fibonacci 61,8%).
TAR - Bước vào sóng tăng
Chứng khoán Tiên Phong (TPS)
Phân tích:
TAR duy trì được xu hướng tăng ngắn hạn từ tháng 11/2022. Bên cạnh đó, cổ phiếu đã thành công phá vỡ được cạnh trên của mẫu hình tam giác hướng lên (Ascending Triangle) sau 4 lần liên tiếp test vùng cản này.
Không những thế, với việc tái kiểm định (backtest) thành công lại lực cầu tại cạnh trên của mẫu hình tam giác, TAR đã nhanh chóng lấy lại đà tăng và công phá đường SMA 200 ngày sau hơn 1 năm đánh mất đường MA quan trọng này.
Xét về thanh khoản, khối lượng giao dịch của TAR đang được cải thiện và duy trì trên mức trung bình 20 phiên trong những ngày gần đây cho thấy TAR đang thu hút được dòng tiền tìm về với câu chuyện an ninh lương thực toàn cầu nóng lên.
Hiện tại, TAR đã vượt được kháng cự quan trọng là đường SMA 200 ngày để tiến vào sóng 3 tăng (theo lý thuyết sóng Elliott wave) và hướng đến vùng giá mục tiêu theo mẫu hình tam giác hướng lên (quanh mức 20.000 đồng/cổ phiếu). Đáng chú ý, vùng giá mục tiêu này khá tương đồng với mức định giá theo phương pháp P/B.
Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.