|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Tiếp tục xu hướng giảm, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 770 tỷ STB, Sacombank kín room ngoại

20:05 | 11/02/2023
Chia sẻ
Phần lớn các cổ phiếu ngân hàng vẫn giảm giá trong tuần qua. Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua thêm hàng trăm tỷ đồng cổ phiếu STB, qua đó, Sacombank chính thức chạm trận room ngoại ở mức 30%.

21/27 mã giảm giá, khối ngoại tiếp tục mua ròng STB

Tuần giao dịch thứ hai sau kì nghỉ Tết (6 - 10/2), sắc đỏ tiếp tục chiếm ưu thế trên nhóm cổ phiếu ngân hàng khi có 21/27 mã giảm giá. Trong đó đã có 4 mã giảm tới gần 10%.

Cụ thể, trong tuần qua, VIB là cổ phiếu giảm mạnh nhất tuần với mức - 9,7%, với 4 trên 5 phiên giảm. Riêng phiên cuối tuần cổ phiếu này giảm tới 4,5%. Dù vậy, với xu hướng tăng giá tốt trước thời điểm Tết nguyên đán, cổ phiếu VIB vẫn duy trì được vùng giá 21.000 đồng/cp.

Xếp sau đó là EIB với mức giảm -9,3%, xuống còn 22.950 đồng/cp. Ở phiên cuối tuần, EIB bị đột ngột bán mạnh tại thời điểm cuối phiên khiến giá cổ phiếu này chạm sàn. STB dù được sự quan tâm của khối ngoại, song vẫn kết tuần giảm 9,2% với 5/5 phiên "đỏ" giá. Trong khi đó, PGB, cổ phiếu tăng hơn 20% tuần trước sau thông tin thoái vốn của Petrolimex, đã điều chỉnh giảm 8,7% trong tuần này.

Ở chiều ngược lại, MSB diễn biến tích cực nhất tuần qua khi tăng 3,3%, chủ yếu nhờ phiên tăng mạnh gần 6% vào phiên đầu tuần. Ngoài ra, 5 mã còn lại chỉ tăng nhẹ dưới mức 2%.

(Nguồn: Lê Huy tổng hợp).

Thanh khoản của nhóm cổ phiếu ngân hàng trong tuần này giảm nhẹ so với tuần trước với hơn 751 triệu cp được giao dịch, tương đương với giá trị là 16.126 tỷ đồng.

Trong đó, STB là cổ phiếu duy nhất có khối lượng giao dịch đạt trên 100 triệu đơn vị tuần này và cũng đứng đầu ngành với giá trị giao dịch ở mức 3.171 tỷ đồng , bỏ xa mức 1.641 tỷ đồng của VPB xếp sau đó.

STB là tâm điểm của các nhà đầu tư nước ngoài khi nhóm này đã tiếp tục mua ròng thêm hơn 770 tỷ đồng, nâng tổng giá trị mua ròng kể từ sau Tết đến nay lên hơn 1.100 tỷ đồng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/2, cổ phiếu STB đã chính thức chạm trần room ngoại 30%. Ngoài ra, khối ngoại còn mua ròng 76 tỷ đồng CTG và 45 tỷ đồng HDB.

Trong khi đó, nhóm tự doanh có xu hướng "xả" bớt cổ phiếu ngân hàng khi bán ròng 65 tỷ đồng OCB VPB và 14 - 16 tỷ đồng mỗi mã TCB, ACB, MBB, STB.

 (Nguồn: Lê Huy tổng hợp). 

Một số sự kiện ngân hàng nổi bật trong tuần

ACB công bố mục tiêu lãi trước thuế vượt 20.000 tỷ đồng năm 2023, tăng trưởng tín dụng đạt 14-15%. Ngân hàng cũng có kế hoạch trả cổ tức với tỷ lệ tương tự 2021 là 25%.

TPBank chốt quyền trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 25% vào ngày 21/2. Với khoảng 1,58 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính TPBank sẽ phải chi 3.955 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. 

NHNN đã tổ chức Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản vào ngày 8/2. Theo NHNN, các tổ chức tín dụng vẫn cấp tín dụng cho lĩnh vực bất động sản với mức tăng trưởng cao và đang có dư nợ lớn; đồng thời, khẳng định đối với các dự án, phương án vay vốn khả thi vẫn được tổ chức tín dụng cho vay theo đúng quy định.

Bà Nguyễn Thị Hải Tâm, em gái ông Nguyễn Khắc Nguyện - Phó Tổng Giám đốc ACB đã mua vào 1,2 triệu cổ phiếu ACB, ước chi hơn 30 tỷ đồng. 

Agribank tiếp tục hạ giá hàng chục tỷ đồng các bất động sản của CTCP Nông dược HAI (thành viên của FLC) tại TP HCM và Tiền Giang, sau nhiều lần rao bán chưa thành công. 

Lê Huy

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.