|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: Không có mã nào tăng giá, VPB kéo lùi VN-Index

17:36 | 07/05/2022
Chia sẻ
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục có tuần giao dịch ảm đảm khi không có mã nào tăng giá, nhiều mã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 8 tháng.

 (Ảnh minh họa: VPB).

Không có cổ phiếu ngân hàng nào tăng giá

Trong tuần qua (4/5 - 6/5), nhóm cổ phiếu ngân hàng đi theo diễn biến tiêu cực chung của thị trường khi không có một mã nào tăng giá và duy nhất một mã đứng tham chiếu.

Cụ thể, STB là mã giảm mạnh nhất trong tuần (-7,9%) khi cả ba phiên giao dịch đều kết thúc trong sắc đỏ, riêng phiên cuối tuần sụt 5,2%. Theo đó, cổ phiếu này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Còn tính từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu STB đã mất gần 21%.

Xếp sau đó là PGB và OCB với mức giảm lần lượt là 7,3% và 7,1%. Nhiều cổ phiếu ngân hàng tư nhân có vốn hóa lớn như VPB, MBB, TCB, ACB cũng không phải ngoại lệ khi đều điều chỉnh trên 5%. Trong đó, với mức giảm 6,9%, VPB là một trong những mã có ảnh hướng xấu nhất tới VN-Index trong tuần qua.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng quốc doanh dù ít biến động hơn nhưng vẫn kết tuần trong sắc đỏ với mức giảm dao động từ 0,7 đến 2,7%.

Duy nhất TPB là mã đứng tham chiếu trong tuần qua, tại mức 33.600 đồng/cp. Trong phiên 5/5, cổ phiếu này đã tăng kịch trần, giúp cân đối lại sức giảm trong hai phiên còn lại.

 (Nguồn: Lê Huy tổng hợp). 

Do nghỉ lễ, tuần qua chỉ có ba phiên giao dịch, vì vậy thanh khoản chung giảm đáng kể so với các tuần trước đó. Cụ thể, tuần qua có tổng cộng gần 257 triệu cổ phiếu ngân hàng được giao dịch (trung bình 85 triệu cp/phiên), tương đương với giá trị giao dịch ở mức 7.678 tỷ đồng (trung bình 2.500 tỷ đồng/phiên).

Mặc dù với diễn biến giá không mấy khả quan, STB vẫn đứng đầu toàn ngành về khối lượng giao dịch với hơn 44,7 triệu đơn vị được sang tay giữa các nhà đầu tư. Đây cũng là lần đầu tiên sau nhiều tuần STB lấy lại vị trí quán quân từ VPB. Trong khi đó, VPB được giao dịch hơn 36,2 triệu đơn vị trong tuần qua.

Dù vậy, xét về giá trị giao dịch, VPB vẫn cao nhất với 1.287 tỷ đồng. Hai mã STB và TCB lần lượt đứng sau đó với mức 1.189 tỷ và 1.114 tỷ đồng.

Ở diễn biến khác, các nhà đầu tư nước ngoài trong tuần đã mua ròng hơn 93 tỷ đồng VCB, gần 65 tỷ đồng CTG và 60 tỷ đồng TPB... trong khi đó, số lượng bán ròng gần như không đáng kể.

 (Nguồn: Lê Huy tổng hợp). 

Một số sự kiện ngân hàng nổi bật trong tuần

Biểu lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh tăng tại hầu hết kỳ hạn vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5.

Giới phân tích cho rằng với những áp lực từ lạm phát cũng như nhu cầu tín dụng tăng cao trong quá trình phục hồi nền kinh tế, lãi suất có thể sẽ tiếp tục tăng. Song, mức tăng của lãi suất sẽ chưa quá lớn trong năm nay để có thể hỗ trợ cho nền kinh tế hồi phục. 

Ông Kim Byoungho được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT HDBank. Ông từng giữ chức CFO và CEO tại Hana Bank và phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tài chính Hana Financial Group tại Hàn Quốc.  

NHNN lấy ý kiến sửa đổi quy định về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC. Về cơ bản, Dự thảo Thông tư kế thừa các quy định của Thông tư 18 và được chỉnh sửa để bao quát được các trường hợp phát sinh trong thực tế. 

Tổng cục Thuế thông tin về việc triển khai thí điểm cung cấp thông tin tài khoản thanh toán của từng người nộp thuế cho cơ quan thuế đã được thực hiện với 5 ngân hàng trong thời gian qua gồm: BIDV, Vietcombank, VietinBank, Agribank và MB.

Lê Huy

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.