|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: BID kéo thị trường, khối ngoại đổi chiều, bán ròng hàng trăm tỷ STB

14:53 | 18/02/2023
Chia sẻ
BID là cổ phiếu ngân hàng tác động tích cực nhất tới VN-Index trong tuần qua tính theo số lượng cp lưu hành. Khối ngoại bán ròng hơn 318 tỷ đồng STB sau nhiều tuần mua ròng trước đó.

BID dẫn đầu tăng giá, khối ngoại bán ròng hàng trăm tỷ STB

Sau 2 tuần diễn biến không mấy khả quan, tuần qua (13 -17/2), thế cân bằng quay trở lại với nhóm cổ phiếu ngân hàng khi phân hóa với 14 mã tăng giá, 10 mã giảm và 3 mã đứng tham chiếu.

Cụ thể, BID là cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh nhất tuần qua với mức +6,6%, kết tuần tại mức giá 45.800 đồng/cp. Đà tăng của cổ phiếu này tập trung vào 3 phiên cuối tuần. Qua đó, đây cũng là cổ phiếu có tác động tích cực nhất tới VN-Index trong tuần qua nếu tính theo số lượng cp lưu hành.

Cổ phiếu của ngân hàng quốc doanh khác là CTG tăng nhẹ 1,9%; trong khi đó "ông lớn" VCB điều chỉnh nhẹ 1,6%.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng giao dịch trên UPCOM phân nửa khi VBB, PGB, BVB đều đạt mức tăng trên 3%; còn KLB, VAB, NAB lại kết tuần trong sắc đó. Trong đó, KLB cũng là cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh nhất tuần với mức -7%. 3 cổ phiếu đứng tham chiếu sau 5 phiên sau dịch là SGB, SSB và SHB.

 (Nguồn: Lê Huy tổng hợp). 

Thanh khoản của nhóm cổ phiếu "vua" điều chỉnh đáng kể trong tuần qua khi chỉ có 600 triệu cp được trao tay giữa các nhà đầu tư, thấp hơn 20% so với tuần trước đó; giá trị giao dịch tương đương ở mức 12.250 tỷ đồng.

Trong đó, STB tiếp tục dẫn đầu về thanh khoản với hơn 100 triệu cp được giao dịch, tương ứng với giá trị giao dịch là 2.397 tỷ đồng, cao nhất toàn ngành tuần qua. VPB xếp sau đó với hơn 95 triệu cp được giao dịch, tương ứng 1.632 tỷ đồng.

Giao dịch "nhộn nhịp" của STB tiếp tục đến từ các nhà đầu tư nước ngoài. Song, trái chiều với các tuần trước đó, khối ngoại tuần này đã bán ròng hơn 318 tỷ đồng STB. 2 tuần sau Tết Nguyên đán, khối ngoại đã mua ròng hơn 1.100 tỷ đồng cp này. Ở chiều ngược lại, khối ngoại mua ròng 56 tỷ đồng HDB và 53 tỷ đồng BID.

Ở một diễn biến khác, khối tự doanh đã mua ròng gần 45 tỷ đồng STB, 27 tỷ đồng VPB và 16 tỷ đồng BID; ngược lại bán ròng EIB và ACB nhưng giá trị không quá 20 tỷ đồng.

(Nguồn: Lê Huy tổng hợp).

Một số tin tức ngành ngân hàng nổi bật tuần qua

Trong thời gian tới, 4 ngân hàng quốc doanh sẽ tích cực đồng hành để triển khai gói cho vay mua nhà với lãi suất ưu đãi thuộc phân khúc bình dân.

TPBank thông báo lùi ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền cho cổ đông hiện hữu để chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2023 từ 21/2 sang 21/3. Ngày thanh toán cũng được lùi từ 3/3 sang 3/4. 

ĐHĐCĐ bất thường Eximbank lần 2 tổ chức thành công với tỷ lệ tham dự hơn 82%, thông qua phần lớn tờ trình, dự kiến chia cổ tức cao năm 2022. Ngày sau đó, Eximbank đã lên kế hoạch tiến hành đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày 14/4. Ngày chốt danh sách cổ đông tham dự đại hội là 15/3/2023. Nội dung chi tiết tại đại hội chưa được công bố.

Ông Nguyễn Văn Hảo, Phó tổng giám đốc HDBank, tiếp tục đăng ký mua 200.000 cổ phiếu để phục vụ nhu cầu đầu tư. Giao dịch dự kiến được thực hiện trong thời gian từ 16/2 - 17/3/2023.

VietinBank thông báo đấu giá khoản nợ gần 1.300 tỷ đồng của doanh nghiệp xây dựng và khoản nợ hơn 1.400 tỷ đồng của doanh nghiệp bán buôn gạo. 

Lê Huy

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.