|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: 23/24 mã giảm giá, thanh khoản VCB tăng hơn 70%

17:03 | 24/01/2021
Chia sẻ
Trong tuần giao dịch vừa qua ghi nhận 23/24 mã ngân hàng giảm giá. Khối lượng giao dịch toàn ngành đạt giảm 3,3% với gần 939,7 triệu đơn vị, tương đương giá trị 22.846 tỷ đồng.
nhadautu--song-co-phieu-ngan-hang-1118.jpg

Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo Nhà đầu tư)

23/24 mã ngân hàng giảm giá

Sau một thời gian dài liên tục tăng giá, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng đã quay đầu giảm trong tuần qua (18/1 - 22/1) với 23/24 mã. 

Tính chung trong 5 ngày giao dịch, KLB là mã ngân hàng giảm mạnh nhất (-11,1%) với phiên giảm sàn 6,9% vào ngày 22/1, xuống 17.600 đồng/cp.

Thị giá KLB liên tục biến động mạnh vào những tuần gần đây trong bối cảnh Kienlongbank chuẩn bị tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2021 nhằm bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kì 2018-2022.

Trước đó, ngân hàng đã công bố danh sách nhân sự được giới thiệu vào HĐQT gồm bà Trần Thị Thu Hằng và ông Lê Hồng Phương. Cả hai nhân sự trên đều có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và hiện đang đảm nhiệm những vị trí quan trọng tại Tập đoàn Sunshine và BBGroup.

Ngoài KLB, một loạt mã ngân hàng khác cũng ghi nhận mức giảm trên 7% trong tuần qua như BVB (-9,9%), SHB (-9,4%), SGB (-8,8%), BID (-7,4%) và CTG (-7,2%).

Ngược lại, NVB của Ngân hàng Quốc dân mã ngân hàng duy nhất tăng giá với mức tăng 3%. Tuần qua, ngân hàng này đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2020 với mức lỗ trước thuế 24,8 tỷ đồng. Lũy kế cả năm, ngân hàng lãi trước thuế 3,7 tỷ đồng, giảm 93,3%.

Xu hướng đi xuống của hầu hết cổ phiếu ngân hàng diễn ra trong bối cảnh thị trường chung giảm khá mạnh do phiên điều chỉnh sâu vào ngày 19/1.

Kết thúc tuần giao dịch, chỉ số chính VN-Index giảm 27,42 điểm (-2,3%), xuống 1.166,78 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 1,4% xuống 87.103 tỷ đồng, khối lượng tăng 2,7% lên 4.953 triệu cổ phiếu.

142071111_409998320257740_5226326479746531430_n.png

Biến động giá 24 mã ngân hàng trong tuần 18/1 - 24/1. (Nguồn: QT tổng hợp)

Vốn hóa toàn ngành giảm 51.200 tỷ đồng

Đóng cửa ngày giao dịch 22/1, giá trị vốn hóa của 24 ngân hàng niêm yết và giao dịch trên UPCoM dừng ở hơn 1,35 triệu tỷ đồng, giảm 51.200 tỷ so với mức chốt tuần trước, tương ứng giảm 3,65%.

Trong đó, vốn hóa BIDV giảm gần 14.480 tỷ, xuống 181.996 tỷ đồng, vốn hóa VietinBank giảm 7.070 tỷ, còn 140.000 tỷ đồng. Ngoài ra, giá trị thị trường của một loạt ngân hàng khác cũng ghi nhận mức sụt giảm 2.000 - 3.000 tỷ đồng như ACB, MB, SHB, HDBank, Sacombank.

Đóng cửa ngày 22/1, Vietcombank tiếp tục sở hữu vốn hóa lớn nhất ngành ở mức 382.014 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần BIDV và 2,7 lần VietinBank.

Ngược lại, PG Bank, Viet Capital Bank và Saigonbank là ba ngân hàng vốn hóa thấp nhất, lần lượt ở mức 4.680 tỷ đồng, 4.344 tỷ đồng và 4.127 tỷ đồng.

140666369_853285785394337_8639123698003739293_n.png

STB dẫn đầu thanh khoản

Tuần qua có tổng cộng gần 939,7 triệu cổ phiếu ngân hàng được trao tay giữa các nhà đầu tư, tương ứng với giá trị giao dịch đạt hơn 22.846 tỷ đồng; giảm hơn 3,3% về khối lượng và giảm 2,3% về giá trị so với tuần trước. 

Trong tuần, STB sở hữu thanh khoản cao nhất ngành với khối lượng giao dịch đạt gần 206 triệu đơn vị, tăng 16,8% so với tuần trước. Đây cũng là mức thanh khoản theo tuần lớn nhất của STB kể từ khi cổ phiếu này được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE).

SHB cũng duy trì khối lượng giao dịch ở mức cao với hơn 194,4 triệu đơn vị, giảm 17,5%.

TCB, MBB, LPB, ACB và CTG lần lượt đứng kế sau với mức thanh khoản dao động từ 50 đến 100 triệu đơn vị.

Về giá trị giao dịch, STB cũng dẫn dầu toàn ngành với gần 4.100 tỷ đồng. Đứng sau STB, giá trị giao dịch của TCB và SHB trong tuần qua đạt 3.500 tỷ đồng.

Ngoài ra, một loạt mã ngân hàng khác cũng sở hữu mức thanh khoản trên 1.000 tỷ đồng như MBB (2.250 tỷ đồng), CTG (2.023 tỷ đồng), ACB (1.312 tỷ đồng) và VPB (1.169 tỷ đồng).

140372870_421404679097704_8933619067808447074_n.png

Khối lượng giao dịch 24 mã ngân hàng trong tuần giao dịch 18/1 - 22/1. (Nguồn: QT tổng hợp)

Khối lượng giao dịch VCB tăng hơn 70%

Tuần qua chứng kiến sự gia tăng thanh khoản của 10/24 mã ngân hàng. Trong đó, khối lượng giao dịch của VCB tăng 70,5% so với tuần trước, đạt hơn 8,8 triệu đơn vị (tương đương 895 tỷ đồng).

Bên cạnh VCB thì BAB, TCB, VPB, STB, VIB, BVB, CTG, BID và ACB là những cổ phiếu có thanh khoản tăng trong tuần.

Ngược lại, có tới 14 mã ngân hàng sụt giảm khối lượng giao dịch. Trong đó, thanh khoản VBB giảm 59,5% với gần 60.800 cp được trao tay.

Cùng với VBB, khối lượng giao dịch của EIB và MSB giảm lần lượt 52,7% và 35,4%.

141618909_683026275701176_3929682307328168728_n (1).png

Thay đổi khối lượng giao dịch so với tuần trước (Nguồn: Quốc Thụy tổng hợp).

Gần 83 triệu cổ phiếu SHB được giao dịch thỏa thuận kể từ đầu năm

Xét về phương thức giao dịch, tuần qua có hơn 888 triệu cổ phiếu ngân hàng được giao dịch theo phương thức khớp lệnh trên sàn, tương ứng với giá trị giao dịch đạt 21.345 tỷ đồng, chiếm gần 94,5% về khối lượng và 93,4% về giá trị.

Gần 51,6 triệu cp còn lại được giao dịch theo hình thức thỏa thuận với giá trị đạt hơn 1.500 tỷ đồng. 

Trong đó, SHB tiếp tục sở hữu khối lượng giao dịch thỏa thuận lớn nhất ngành với gần 15,7 triệu đơn vị, chiếm 8% tổng số cổ phiếu ngân hàng được mua bán trong tuần. 

Đây là tuần thứ ba liên tiếp SHB dẫn đầu toàn ngành về khối lượng giao dịch thỏa thuận. Lũy kế từ đầu năm 2021 đến nay, đã có tổng gần 83 triệu cp SHB được trao tay theo hình thức này, tương đương giá trị gần 1.500 tỷ đồng.

Ngoài SHB, giao dịch thỏa thuận cũng diễn ra "nhộn nhịp" tại nhiều mã ngân hàng khác như TCB (hơn 11,5 triệu cp), EIB (hơn 7,5 triệu cp), MB (gần 3,5 triệu cp), CTG (hơn 3 triệu cp);...

140300392_857949314997432_8195969912360688642_n.png

(Nguồn: Quốc Thụy tổng hợp)

Quốc Thụy

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.