|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu GAB tiếp tục giảm sàn, nhà đầu tư 'hết cửa' cắt lỗ

15:21 | 17/07/2019
Chia sẻ
Sau hai phiên lao dốc, cổ phiếu GAB đã giảm 13,4% so với mức đỉnh 16.450 đồng thiết lập vào ngày 15/7, theo đó vốn hóa của GAB cũng bốc hơi hơn 30 tỉ đồng, trong khi nhiều nhà đầu tư không kịp cắt lỗ.

Kết phiên giao dịch hôm nay 17/7, cổ phiếu GAB của Công ty Cổ phần GAB tiếp tục giảm kịch sàn (6,9%) xuống 14.250 đồng/cp, tương đương giảm 1.050 đồng/cp. Tổng khối lượng giao dịch cả phiên chỉ đạt 28.750 đơn vị, trong vẫn còn dư bán 692.620 đơn vị tại mức giá sàn.

Đây là phiên thứ hai liên tiếp cổ phiếu này giảm sàn và "trắng bên mua".

Trước đó, GAB đã tạo nên cơn sốt khi liên tiếp tăng trần với dư mua hàng triệu đơn vị sau khi chào sàn HOSE ngày 11/7. Cổ phiếu này đã có mức tăng gần 37% sau ba phiên tăng kịch trần,

Tuy nhiên, đến phiên giao dịch 16/7, các lệnh bán dồn dập hàng trăm nghìn đơn vị đã đẩy cổ phiếu GAB giảm sâu ngay từ phiên ATC. Dù trắng bên mua nhưng lệnh bán cổ phiếu GAB vẫn dư bán giá sàn hàng trăm nghìn đơn vị, hệ quả là cổ phiếu này tiếp tục giảm sàn trong phiên hôm nay.

Sau hai phiên lao dốc, cổ phiếu GAB đã giảm 13,4% so với mức đỉnh 16.450 đồng thiết lập vào ngày 15/7, theo đó vốn hóa của GAB cũng bốc hơi hơn 30 tỉ đồng.

Trong khi đó, những nhà đầu tư mua GAB trong phiên giao dịch đầu tiên cũng tạm lỗ 1,1% và vẫn chưa bán được do khối lượng dư bán lớn hơn rất nhiều lần so với khối lượng được khớp. Việc cổ phiếu GAB giảm sàn và mất thanh khoản đã khiến không ít nhà tư vỡ mộng  "ăn bằng lần".

gab

Cổ phiếu GAB giảm sàn và trắng bên mua phiên thứ hai liên tiếp. Nguồn: VNDirect

Trong lịch sử, trên thị trường đã có nhiều cổ phiếu tăng trần ngay từ phiên chào sàn, kích thích nhà đầu tư lao vào mua đuổi với kỳ vọng "ăn bằng lần". Tuy nhiên, khi chưa về tài khoản, cổ phiếu bất ngờ đảo chiều và giảm sàn liên tiếp, điển hình như DAH, C69, SJF, ATS...

Do cổ phiếu chưa kịp về tài khoản cộng thêm tình trạng mất thanh khoản, nhà đầu tư không thể cắt lỗ và có thể thiệt hại rất lớn.


Sơn Tùng

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.