|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cơ hội 800 tỷ USD cho các nền kinh tế mới nổi

21:42 | 12/04/2017
Chia sẻ
Với mức độ phát triển thị trường vốn thấp nhất trong số các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, Việt Nam còn rất nhiều dư địa để phát triển.
co hoi 800 ty usd cho cac nen kinh te moi noi

Theo công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Co., các nước mới nổi tại châu Á có thể có thêm nguồn vốn trị giá 800 tỷ USD mỗi năm, bao gồm 300 tỷ USD cho nhà nước và 500 tỷ USD cho khu vực tư nhân, nếu phát triển thị trường vốn sâu rộng hơn.

McKinsey đánh giá: "Nhiều nước châu Á chưa có cơ hội tiếp cận với gói tài chính quy mô lớn trên thị trường vốn, còn giới đầu tư lại đang thiếu các công cụ tài chính để triển khai các khoản tiết kiệm dài hạn".

Các nền kinh tế như Việt Nam hay Indonesia chắc chắn có thể dành số tiền khổng lồ này để giúp hàng triệu người thoát nghèo và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, McKinsey nhận xét.

Trong báo cáo này, McKinsey xem xét các thước đo hiệu suất chính đối với 12 nền kinh tế lớn của châu Á. Các chuyên gia đi đến kết luận, trong khi Nhật hay Úc đã có vị trí khá cao, thì những nước như Trung Quốc hay Việt Nam còn khá nhiều việc phải làm để huy động vốn tiết kiệm của người dân.

co hoi 800 ty usd cho cac nen kinh te moi noi

Thị trường vốn của Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP so với nhiều nước khác. Nguồn: Bloomberg/McKinsey

Nhiều nhà đầu tư ở châu Á cũng như ở các thị trường mới nổi khác rót phần lớn tiền tiết kiệm vào các tài sản vật chất như bất động sản, vàng hay gửi ngân hàng.

Nguyên nhân một phần là do thanh khoản thị trường trái phiếu chính phủ thấp. Đây là một vấn đề có thể giải quyết được nếu các chính phủ châu Á chuyển sang bán trái phiếu tiêu chuẩn (benchmark bond) với lượng lớn hơn, thay vì bán nhiều loại trái phiếu ít được giao dịch.

co hoi 800 ty usd cho cac nen kinh te moi noi

Thị trường vốn Việt Nam còn khá nhiều dư địa để tăng trưởng, do thị trường vốn có mức độ phát triển còn rất thấp. Nguồn: Bloomberg/McKinsey

McKinsey cho biết, việc cho niêm yết các doanh nghiệp quốc doanh cũng có thể thu hút các nhà đầu tư vào thị trường vốn, như cách mà các nước châu Âu đã làm trong các đợt tư nhân hóa những năm 1970 và 1980.

McKinsey cũng đề xuất rằng chính phủ nên yêu cầu các doanh nghiệp quốc doanh gõ cửa thị trường nợ để gọi vốn thay vì tìm kiếm các khoản cho vay đảm bảo từ ngân hàng, đồng thời bớt dựa vào các tập đoàn lớn mà hiếm khi cần các sản phẩm từ thị trường vốn.

co hoi 800 ty usd cho cac nen kinh te moi noi Các nước 'nặng nợ' châu Á bị đe dọa vì Fed tăng lãi suất

Sau 20 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và 10 năm sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, châu Á ...

co hoi 800 ty usd cho cac nen kinh te moi noi Tài sản của các ngân hàng tư nhân lớn nhất châu Á lên cao kỷ lục

Các ngân hàng tư nhân lớn nhất châu Á đã tăng tài sản đang quản lý lên mức kỷ lục trong năm ngoái, hồi phục ...

co hoi 800 ty usd cho cac nen kinh te moi noi IMF: Chủ nghĩa bảo hộ, thắt chặt tiền tệ gây tổn hại cho các thị trường mới nổi

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rằng các nền kinh tế mới nổi sẽ chững lại trong năm nay do Cục Dự trữ ...

An Phong

Xu hướng tín dụng các ngân hàng đang thay đổi: Tăng bán buôn hay mở rộng bán lẻ?
Trong bối cảnh nhu cầu tín dụng yếu, các ngân hàng đang tìm mọi cách thay đổi để phát triển quy mô cho vay của mình. Nhiều nhà băng chọn tập trung đẩy mạnh bán buôn trong khi một số lại muốn phát triển những mảng không phải thế mạnh của mình.