|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Các nước 'nặng nợ' châu Á bị đe dọa vì Fed tăng lãi suất

10:37 | 12/04/2017
Chia sẻ
Sau 20 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và 10 năm sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, châu Á đang chìm trong nợ nần và rủi ro hơn khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất.
 

Bong bóng nợ hiện đang lan rộng khắp các công ty, ngân hàng, chính phủ cùng các hộ gia đình, thổi phồng giá cả rất nhiều mặt hàng, từ giá thép ở Thượng Hải cho đến giá bất động sản ở Sydney. Khi Fed tăng lãi suất, vấn đề nợ lại trở thành một mối quan tâm.

cac nuoc chau a chim trong no nan bi de doa vi fed tang lai suat

Nguy cơ từ sự chậm lại của kinh tế Trung Quốc, giá cả hàng hóa biến động và tỷ giá không ổn định chỉ là một vài trong số những rủi ro. Các đánh giá của S&P Global Ratings cho thấy trong số 1.000 tỷ USD nợ công của châu Á, đáo hạn vào năm 2021, 63% giá trị trong số đó được định giá bằng đồng USD và 7% bằng đồng euro.

cac nuoc chau a chim trong no nan bi de doa vi fed tang lai suat

Để chắc chắn hơn, cũng có rất nhiều các bước đệm lớn chuẩn bị cho tình huống xấu. Chính phủ các nước tăng cường dự trữ quốc tế, việc phòng ngừa rủi ro được cải thiện và thị trường trái phiếu địa phương cũng cung cấp các nguồn tài chính thay thế. Và trong khi Fed đang thắt chặt tiền tệ, việc nới lỏng rộng rãi chính sách ở châu Âu và Nhật Bản đang diễn ra như một sự bù đắp. Lãi suất vẫn ở mức thấp so với các tiêu chuẩn trước đây và giảm phát đang giúp hạ thấp các chi phí dịch vụ.

Tuy nhiên, tốc độ vay nợ lại đang rất mạnh. Nợ của châu Á thực sự là vấn đề lớn vì châu lục này đang đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tốc độ tăng trưởng kinh tế châu Á chắc chắn sẽ vượt mức 5% trong các năm 2017 và 2018, so với mức 3,5% của toàn thế giới. Dưới đây là một số thống kê từ các nền kinh tế lớn nhất.

Trung Quốc

Tổng nợ của Trung Quốc dường như đang chiếm 258% giá trị của nền kinh tế này vào năm ngoái, tăng 158% so với năm 2005. Chủ tịch Tập Cận Bình và chính phủ Trung Quốc đã biến kiềm chế tín dụng và sử dụng đòn bẩy thành ưu tiên trong năm nay, mặc dù điều này diễn ra có vẻ chậm.

cac nuoc chau a chim trong no nan bi de doa vi fed tang lai suat

Phần lớn các khoản vay là ở cấp độ doanh nghiệp, khu vực mà các doanh nghiệp nhà nước chiếm đa số đang ôm rất nhiều nợ, hay còn gọi là những công ty “xác sống”. IMF cảnh báo Trung Quốc cần khẩn trương giải quyết các khoản nợ này.

Thêm vào đó, còn có nợ từ chính quyền địa phương, sự mập mờ từ các hoạt động tài chính "mờ" và các khoản cho vay ngoại bảng. Đã có rất nhiều các dấu hiệu cảnh báo, từ những vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp tới việc trái phiếu chính quyền địa phương Trung Quốc lần đầu tiên tụt hạng.

Hàn Quốc

Sau nhiều năm giữ lãi suất thấp cùng sự bùng nổ thị trường bất động sản giúp cho kinh tế đi lên, Hàn Quốc lại đang phải đối mặt với nợ.

cac nuoc chau a chim trong no nan bi de doa vi fed tang lai suat

Nợ hộ gia đình được ghi nhận là hơn 1,344 triệu tỷ won (khoảng 1.200 tỷ USD), đạt tới ngưỡng khiến cho gánh nặng trả nợ làm giảm sức tiêu thụ. Các quan chức Hàn Quốc lo lắng các hộ gia đình thu nhập thấp sẽ không trả nổi nợ khi chính sách của Fed ảnh hưởng đến lãi suất nội địa.

Đây cũng là nước mắc nợ nhiều nhất trong Tổ chức Hơp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), với tỷ lệ nợ hộ gia đình trên thu nhập là 169% vào năm 2015, trong khi mức trung bình là 129%.

Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những quốc gia nợ nhiều nhất trên thế giới, với tổng nợ chính phủ gấp 2,5 lần giá trị nền kinh tế. Bản thân chính phủ nước này cũng chưa thấy triển vọng để đạt được mục tiêu về thặng dư ngân sách trong năm 2020, bước đầu tiên để ngăn nợ quốc gia tăng lên.

Tuy nhiên, quốc gia này lại có những khoản đầu tư đáng kể ở nước ngoài và tài sản nội địa, giúp làm giảm nợ trên cơ sở ròng. Hơn nữa, hầu hết nợ doanh nghiệp và nợ chính phủ được định giá bằng đồng yên và phần lớn trái phiếu chính phủ được lưu hành trong nước, nên rủi ro thất thoát vốn là không cao.

Australia

Tỷ lệ nợ hộ gia đình trên thu nhập của Australia đạt mức kỷ lục với 189%, rất nhiều trong số đó là các khoản có thế chấp. Theo Thống đốc Ngân hàng Trung ương Australia Philip Lowe, trong năm vừa qua, giá trị nợ liên quan đến nhà ở hiện hành tăng lên 6,5% trong khi thu nhập hộ gia đình chỉ tăng 3%.

Trong khi đó, tăng trưởng lương hằng năm ở mức thấp kỷ lục và tăng trưởng về giá tiêu dùng yếu, có nghĩa là Australia không thể nào giảm nợ bằng cách giống như trước đây.

“Lương tăng chậm gây khó khăn cho các hộ gia đình trong việc trả nợ, đối với nhiều người, nợ cao và lương thấp là một sự kết hợp khủng khiếp”, Thống đốc Lowe nhận định.

Nhu cầu vay nợ tới từ cuộc cạnh tranh mua bất động sản ở Sydney và Melbourne khi giá đất ở 2 thành phố này đồng loạt tăng. Nhu cầu này được khuyến khích một phần do lãi suất thấp, một phần do các nhà đầu tư trong nước muốn kiếm lời dễ dàng cũng như tận dụng các khoản giảm thuế, và một phần do các nhà đầu tư từ Trung Quốc muốn tìm bến đỗ bên ngoài cho mình.

cac nuoc chau a chim trong no nan bi de doa vi fed tang lai suat

Ấn Độ

Dù nhỏ hơn nhiều quốc gia châu Á khác, nhưng Ấn Độ có nhiều vấn đề liên quan đến nhau về nợ. Công ty xếp hạng Fitch cho biết, tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP của Ấn Độ là gần 70%, cao hơn rất nhiều so với các nước ở cùng mức xếp hạng tín dụng BBB. Nợ công đang gia tăng, cùng với sự gia tăng các khoản nợ xấu, tạo rủi ro cho ngành ngân hàng nước này.

cac nuoc chau a chim trong no nan bi de doa vi fed tang lai suat

Những khoản vay xấu này cho thấy chính phủ đã dùng các khoản thuế để tái cấp vốn cho các ngân hàng quốc doanh, nhưng số tiền sử dụng vẫn nhỏ hơn nhiều so với cần thiết. Fitch cho thấy nhu cầu tái cấp vốn cho ngân hàng ở Ấn Độ là 90 tỷ USD tới năm 2019, trong khi chính phủ nước này chỉ có thể cam kết 10 tỷ USD.

Cùng với một cơ sở tính thuế hạn chế, chính phủ sẽ phải huy động vốn bằng cách vay nhiều hơn. Điều này làm tăng thêm nợ cho Ấn Độ.

Đông Nam Á

Các nước Đông Nam Á có mức nợ thấp hơn so với mức tiêu chuẩn ở châu lục nhưng trong những năm gần đây tỷ lệ vay nợ đã tăng lên khi mà nợ hộ gia đình và nợ doanh nghiệp đang là mối quan tâm lớn ở Thái Lan và Malaysia.

Theo báo cáo nghiên cứu về đòn bẩy ở châu Á giai đoạn 2008- 2016 từ công ty tài chính Standard Chartered PLC, tổng nợ của Malaysia đã chiếm tới 240% GDP, tăng từ mức 173% GDP. Đây là một trong những mức tăng mạnh nhất ở bất kỳ quốc gia nào ở châu Á trong khoảng thời gian trên. Điều này khiến cho Malaysia, một đất nước có thu nhập trung bình, phải gánh một mức độ nợ ngang với Australia, Anh và Italy.

Singapore có số nợ lớn nhất ở Đông Nam Á, nhưng đây cũng là một trong những nơi giàu có nhất thế giới với tài sản của các hộ gia đình ước tính đạt 1.100 tỷ USD.

Phillipines và Indonesia đã tránh được việc nợ tăng, không như các nước khác. Một phần lý do là sự kém phát triển của ngành ngân hàng khiến cho việc vay mượn khó khăn hơn. Indonesia cũng có các quy định chặt chẽ về tài chính do các cuộc khủng hoảng trong quá khứ, giữ thâm hụt hằng năm ở mức 3% GDP và tổng nợ chính phủ là 60% GDP.

cac nuoc chau a chim trong no nan bi de doa vi fed tang lai suat IMF: Chủ nghĩa bảo hộ, thắt chặt tiền tệ gây tổn hại cho các thị trường mới nổi

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rằng các nền kinh tế mới nổi sẽ chững lại trong năm nay do Cục Dự trữ ...

cac nuoc chau a chim trong no nan bi de doa vi fed tang lai suat Chủ tịch Fed: Sẽ giữ lãi suất tăng từ từ tránh tăng trưởng kinh tế quá mức

Phát biểu tại trường đại học Michigan ngày hôm qua (11/4), chủ tịch Fed Janet Yellen cho biết ngân hàng trung ương Mỹ sẽ duy ...

cac nuoc chau a chim trong no nan bi de doa vi fed tang lai suat Lãi suất cho vay và tỷ giá có thể tiếp tục tăng trong tháng 4

Theo báo cáo mới đây của Chứng khoán Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BSC, việc tăng lãi suất của ...

cac nuoc chau a chim trong no nan bi de doa vi fed tang lai suat Fed có thể dùng gói kích thích trong năm nay?

Một nhà hoạch định chính sách từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết khi kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng, sẽ ...

Quang Lương

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.