|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Cổ đông Viglacera sắp nhận cổ tức 1.250 đồng/cp

08:21 | 02/10/2024
Chia sẻ
Trong đợt chia cổ tức vào tháng 11 tới đây, CTCP Hạ tầng Gelex có thể “bỏ túi” hơn 281 tỷ đồng nhờ nắm 50,21% vốn Viglacera.

Tổng Công ty Viglacera - CTCP (Mã: VGC) chốt ngày 22/10 là ngày trả phần cổ tức còn lại năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 12,5% (1.250 đồng/cp). Ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/10. Thời gian thanh toán dự kiến là 14/11.

Trụ sở của Viglacera. (Ảnh: Lâm Anh).

Với hơn 448 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Viglacera cần bỏ ra hơn 560 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông.

Công ty mẹ của ViglaceraCTCP Hạ tầng Gelex có thể “bỏ túi” hơn 281 tỷ đồng cổ tức nhờ nắm 50,21% vốn. Bộ xây dựng sở hữu 38,58% vốn dự kiến nhận hơn 216 tỷ đồng.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, cổ đông Viglacera thông qua phương án trả cổ tức năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 22,5%. Trước đó, công ty đã tạm ứng cổ tức đợt 1 với tỷ lệ 10%. Như vậy, công ty đã hoàn thành kế hoạch đặt ra.

Viglacera là doanh nghiệp có truyền thống trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông. Tỷ lệ năm 2022 là 20%, năm 2021 là 15%, năm 2020 là 11%.

Về tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024, công ty ghi nhận 5.351 tỷ đồng doanh thu thuần và 408 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm lần lượt 20%, 47% so với cùng kỳ.

Năm 2024, Viglacera đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất 13.353 tỷ đồng, tăng 1% và lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.110 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ. Theo ban lãnh đạo, nhà máy kính Bình Dương tạm dừng hoạt động để sửa chữa và nhu cầu tiêu thụ thấp nên các nhà máy hoạt động dưới công suất làm lợi nhuận gộp âm 300 tỷ đồng, kéo theo giảm lợi nhuận của Viglacera trong năm 2024.

Như vậy, với 575 tỷ đồng lãi trước thuế nửa đầu năm, Viglacera đã thực hiện được 52% chỉ tiêu lợi nhuận năm. 

Lâm Anh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.