|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

CII tiếp tục kêu gọi cổ đông tham dự đại hội bất thường

17:17 | 16/09/2023
Chia sẻ
CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Mã: CII) cho biết ĐHĐCĐ bất thường ngày 19/9 đang có nguy cơ không thể thực hiện được.

Ban tổ chức ĐHĐCĐ bất thường (ngày 19/9) của CII vừa cho biết theo số liệu thông kê túc số cổ đông tính đến 15h ngày 15/9, số lượng cổ đông đã đăng ký tham dự đại hội và/hoặc ủy quyền tham dự vẫn chưa đại diện đủ trên 50% số cổ phần có quyền biểu quyết. Điều này dẫn đến nguy cơ ĐHĐCĐ bất thường (tổ chức lần 1) không thể thực hiện được.

Do vậy, ban tổ chức mong cổ đông hỗ trợ đến tham dự đại hội vào sáng 19/9 theo thư mời họp. Trường hợp không thể tham dự, cổ đông có thể ủy quyền cho trưởng ban kiểm soát (của CII) hoặc cá nhân khác tham dự và bỏ phiếu tại đại hội.

Trước đó vào ngày 30/8, ban tổ chức thông báo đã gửi thư mời đến cổ đông có quyền tham dự (danh sách chốt ngày 25/7) theo địa chỉ được cung cấp bởi Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.

Cùng với đó, ban tổ chức thông tin công ty có món quà tri ân đến cổ đông có quyềm tham dự. CII hướng dẫn cổ đông cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng (phải trùng với tên cổ đông) vào mặt sau của thư mời, sau đó gửi lại cho ban tổ chức khi làm thủ tục tham dự đại hội.

Đây không phải là lần đầu tiên CII muốn gửi quà bằng tiền nhằm khuyến khích cổ đông tham dự ĐHĐCĐ. Vào tháng 4, trước khi diễn ra ĐHĐCĐ thường niên 2023 (lần 1) khoảng 2 tuần, công ty đã thông báo tặng quà tri ân nếu cổ đông tham dự đại hội bằng cách gửi tin nhắn xác nhận. Sau đó, công ty cũng đã gửi quà bằng tiền đến cổ đông như đã thông báo.

Tuy nhiên, ĐHĐCĐ thường niên 2023 tổ chức vào cuối tháng 4 (lần 1) bất thành do tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết tham dự chỉ ở mức 45,6% vốn điều lệ, không đạt điều kiện tổ chức theo quy định. Cuộc họp lần 2 tổ chức thành công ngày 24/5, với 40,46% số cổ phiếu có quyền biểu quyết tại thời điểm đầu buổi họp.

Lai Phong

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.