|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

CII được Vietcombank cấp tín dụng gần 7.000 tỷ đồng cho cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

14:51 | 28/11/2023
Chia sẻ
Trước đó, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 6.686 tỷ đồng với 4 ngân hàng VietinBank, BIDV, Agribank và VPBank.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. (Ảnh: Báo Người Lao động). 

CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (Mã: CII) vừa cho biết UBND tỉnh Tiền Giang đã chấp thuận thay đổi nhà tài trợ tín dụng cho dự án BOT Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Qua đó, Ngân hàng Vietcombank sẽ tài trợ số tiền 6.942 tỷ đồng cho dự án nói trên. Các thành viên của CII sẽ tiếp tục thực hiện các thủ tục để ngân hàng giải ngân toàn bộ hạn mức.

Dự án BOT Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận do CTCP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận làm chủ đầu tư, được khởi công từ năm 2009. Dự án được thực hiện theo hợp đồng BOT với mức đầu tư khoảng 12.668 tỷ, cao nhất trong danh mục hiện hữu của CII.

Cuối năm 2019, BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đã ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 6.686 tỷ đồng với các ngân hàng, trong đó VietinBank là 3.300 tỷ đồng, BIDV là 1.500 tỷ, Agribank là 1.000 tỷ đồng và VPBank là 886 tỷ. Tuy nhiên liên danh 4 ngân hàng này đã đồng ý rút lui khỏi dự án và được thay thế bằng Ngân hàng Vietcombank.

Ở diễn biến khác, tháng 10/2023, HĐT CII cho biết công ty con do CII nắm 54,78% vốn là CTCP Đầu tư Cầu đường CII (CII B&R) đã được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước để nâng tỷ lệ nắm giữ từ 50% lên 89% cổ phần tại CTCP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận.

Tại ngày 30/9, giá trị gốc đầu tư của CII tại công ty BOT Trung Lương - Thuận là 831 tỷ đồng, trong đó phần lợi nhuận sau ngày đầu tư gần 108 tỷ.

Dự án Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng chiều dài tuyến là 51,5 km, nằm toàn bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang với điểm đầu tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (tiếp nối cao tốc TP HCM -Trung Lương), điểm cuối tại nút giao An Thái Trung.

Dự án đã vận hành, khai thác từ quý III/2022 với doanh thu bình quân 2,5 tỷ đồng/ngày đêm, tương đương trên 910 tỷ đồng/năm. Tổng thời gian thu phí dự kiến theo hợp đồng BOT là 14 năm 8 tháng 12 ngày. Theo công bố thông tin trước đó, tính từ ngày thu phí tới hết năm 2022, tổng phí thu được của dự án Trung Lương - Mỹ Thuận gần 277 tỷ. 

Minh Hằng

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.