|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Chủ tịch Stax: Các startup phải sẵn sàng 'bị' các ông lớn nuốt chửng bất kể lúc nào

16:30 | 30/01/2022
Chia sẻ
Khi bạn đang tích cực mở rộng quy mô công ty startup của mình và xem xét các khả năng phát triển thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A), bạn có thể cảm thấy quá sức vì còn rất nhiều điều chưa biết.

Ông Sal Rehmetullah, Chủ tịch và Co-Founder tại công ty Stax - mang đến trải nghiệm xử lý thanh toán tích hợp hoàn toàn mới cho các chủ doanh nghiệp thuộc mọi loại hình đã có những chia sẻ về 7 bài học M&A qua Forbes. 

Ông nói rằng, khi mới bắt đầu việc kinh doanh, bản thân ông và những đồng sự luôn nghĩ rằng mua bán và sáp nhập chỉ dành cho những ông lớn. Tuy nhiên, các startup cũng có thể bắt đầu tham gia vào thế giới M&A theo cách dễ dàng.

Sau khi thực hiện nhiều thương vụ mua lại chiến lược, dưới đây là 7 bài học kinh nghiệm M&A quan trọng nhất khi trở thành một công ty startup có mức tăng trưởng cao:

7 bài học mua bán và sáp nhập cho các startup đảm bảo mức tăng trưởng cao - Ảnh 1.

Các startup ăn nên làm ra có thể cân nhắc tới kế hoạch M&A từ sớm. (Nguồn: Forbes)

Hiểu rằng M&A không phức tạp như bạn nghĩ

Nếu bạn đã phát triển doanh nghiệp startup của mình và hiểu rõ về tài chính cũng như cấu trúc giao dịch, bạn có thể tự đào tạo cho mình những kiến thức chuyên sâu về M&A. Tin hay không tùy bạn nhưng việc nhận vốn để sáp nhập và mua lại rất dễ dàng. 

Việc liên kết bản thân với các đối tác có "kinh nghiệm" chắc chắn sẽ giúp bạn phát triển nhanh hơn, cũng như sẽ chu đáo và có chiến lược hơn về việc tiếp nhận nợ hoặc chuyển vốn chủ sở hữu khi được yêu cầu bằng cách tận dụng hoạt động kinh doanh ban đầu.

Bạn phải có một kế hoạch tích hợp vì công ty bạn là startup

Trước khi tham gia vào một thỏa thuận, bạn cần suy nghĩ về cách công ty mới sẽ tích hợp vào hoạt động kinh doanh startup hiện tại của bạn. Nếu bạn là một công ty khởi nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng cao, chắc chắn bạn sẽ không muốn phá vỡ những gì bạn đã đạt được, có nghĩa là nếu bạn mua một công ty, lợi ích của việc làm đó phải rõ ràng.

Hãy nhớ rằng, bạn đang tìm kiếm những doanh nghiệp thành công cho dù đó là startup giống công ty bạn chứ không phải xoay vòng mà bạn sẽ tung xúc xắc chờ ăn may. Tin tốt là những công ty mục tiêu đó đã hoạt động tốt và không yêu cầu nhiều công việc để tối ưu hóa, giúp công việc của bạn dễ dàng hơn. Mặc dù vậy, hãy nhớ đưa ra một kế hoạch chuyển đổi trong 100 ngày để làm kim chỉ nam cho bạn và công ty mới thành lập của bạn.

Coi trọng sự liên kết văn hóa

Khi thực hiện M&A, bạn không chỉ mua một công ty mà bạn còn tiếp quản những người mới, văn phòng và một nền văn hóa đã có từ trước đó. Hãy đảm bảo rằng tất cả đều sẽ phù hợp với văn hóa startup bạn đang quản lý, nhờ vậy, trải nghiệm của tất cả mọi người sẽ đồng nhất cho dù họ đang ở vị trí nào.

Ví dụ, nếu công ty bạn đang ở chế độ tăng trưởng siêu tốc (tính trong mức startup cùng ngành) nhưng công ty bạn đang mua lại theo hướng làm việc máy móc và hoàn toàn không tăng ca thì rất có thể công ty sau sáp nhập sẽ bị rối loạn chức năng. Mặc dù văn hóa không phải yếu tố đánh giá doanh thu và hiệu quả kinh doanh tổng thể nhưng sự phù hợp về văn hóa là một yếu tố lớn ảnh hưởng tới thành công.

Bạn phải thúc đẩy và giữ chân mọi người ở lại sau quá trình M&A

Chỉ vì bạn mua một công ty không có nghĩa là những nhân viên mới đó sẽ tiếp tục làm việc ở đó. Nếu bạn muốn giữ chân mọi người, hãy có những kế hoạch để thúc đẩy họ và để họ cảm thấy có thể gắn bó lâu dài. Nếu bạn đã làm việc chăm chỉ trong việc liên kết văn hóa cũng như xây dựng được kế hoạch tích hợp để giải quyết các câu hỏi và mối quan tâm có thể có, đồng thời nêu bật được các lợi ích thì quá trình này sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Suy nghĩ về giá trị của doanh nghiệp sau sáp nhập

Thật hấp dẫn khi chỉ nhìn vào giá trị của doanh nghiệp bạn đang mua, nhưng con số đó không nói lên được giá trị của công ty startup sau kết hợp. Chẳng hạn, một số người nghĩ rằng mức giá 1 tỷ USD của Instagram là điên rồ, nhưng Facebook đã quyết định trả số tiền đó bởi vì việc có Instagram trong danh mục đầu tư của họ đáng giá hơn rất nhiều. Chứng minh giá trị dựa trên ý nghĩa của nó đối với doanh nghiệp của bạn và tương lai lâu dài.

Tìm kiếm những người sáng lập cùng chí hướng

Nếu bạn được những người sáng lập muốn bán công ty cho bạn tiếp cận, bạn đang làm đúng. Bạn có thể đã làm việc chăm chỉ để xây dựng một startup và hình thành văn hóa phù hợp với mọi người, đối tác và khách hàng thì danh tiếng xuất sắc đó là một lợi thế cạnh tranh tuyệt vời.

Ưu tiên những gì quan trọng nhất và kiên nhẫn

Thế giới M&A thật thú vị và có nhịp độ nhanh, đồng thời rất dễ bị cuốn vào trạng thái bận rộn và quá tải vì phải kết hợp, giải quyết mọi vấn đề một cách đồng thời. Tuy nhiên, bạn phải ưu tiên những gì quan trọng nhất để đảm bảo không bị phân tâm khỏi công việc kinh doanh chính của mình. Sau tất cả, bạn vẫn đang điều hành một startup.

Hãy nhớ rằng, quá trình sáp nhập của bạn phải bổ sung vào câu chuyện của bạn. Hãy kiên nhẫn và đảm bảo rằng doanh nghiệp và ban lãnh đạo của bạn nhận được thời gian và sự quan tâm mà họ xứng đáng có được.

Mua bán và sáp nhập có chiến lược có thể giúp bạn mở rộng quy mô kinh doanh của mình. Với một chút thời gian, sự quan tâm và chu đáo, bạn có thể học được từ những bài học trên đây để đưa công ty vào guồng M&A ngay từ khi còn là startup.

Thu Phương